Giám đốc UNICEF cho biết, quốc tế cần hành động để cứu hơn 100.000 trẻ em đang "mắc kẹt trong cảnh tượng kinh hoàng" ở thành phố của Aleppo, Syria.
Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin ngày 20/8, Quốc hội nước này đã thông qua thỏa thuận hòa giải với Israel, chấm dứt tình trạng rạn nứt trong 6 năm qua và mở đường khôi phục hoàn toàn quan hệ ngoại giao.
Theo Reuters/AFP, ngày 20/8, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tuyên bố nước này sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria trong 6 tháng tới, nhằm tránh để quốc gia chìm trong xung đột này bị chia cắt về sắc tộc.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 20/8 đã tuyên bố ngừng bắn vô thời hạn nhằm mở đường cho việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với phiến quân cánh tả, dự kiến diễn ra vào ngày 22/8 tới tại Oslo, Na Uy.
Ngày 19/8, các máy bay của chính quyền Syria đã tiếp tục oanh kích các mục tiêu là lực lượng người Kurd được Mỹ bảo trợ tại Đông Bắc Syria, bất chấp việc liên quân do Washington đứng đầu triển khai máy bay để bảo vệ các cố vấn quân sự Mỹ trên mặt đất.
(TG) - Trong khi Nga, I-ran và một số nước Nga đang giúp đỡ Quân đội Xy-ri tập trung toàn lực để tiêu diệt các lực lượng khủng bố trong vòng vây ngày càng khép chặt ở thành phố A-le-pô, thì Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ Giôn Kơ-bai (John Kirbay) đề xuất một “sáng kiến chiến lược”: “Cuộc xung đột ở Xy-ri không thể hóa giải được bằng các biện pháp quân sự và lúc này các bên xung đột ở Xy-ri cần ngồi vào bàn đám phán để giải quyết cuộc chiến này”.
Nam Sudan rơi vào nội chiến từ tháng 12/2013, sau khi bùng phát xung đột giữa quân đội của Tổng thống Kiir với lực lượng nổi dậy trung thành với cựu Phó Tổng thống Machar, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Tháng 8/2015, hai bên đã ký thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt nội chiến, song vẫn không thể ngăn chặn bạo lực tiếp diễn.
Ngày 17/8, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi lời chia buồn đến gia đình những người thiệt mạng vì chiến sự trên bán đảo Balkan, trong đó có các cuộc không kích của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào Serbia hồi năm 1999.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn truyền thông Trung Quốc ngày 17/8 cho biết các nước ASEAN và Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn tất bộ khung của Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) vào giữa năm 2017.
Ngày 17/8, lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập của Indonesia đã chính thức diễn ra, với màn khởi đầu là lễ rước quốc kỳ từ Đài tưởng niệm quốc gia vào Dinh Tổng thống. Đây là lần đầu tiên Indonesia rước quốc kỳ nguyên bản kể từ khi giành độc lập năm 1945.
(TG) -Hãng tin RIA Novosti đưa tin, ngày 15-8-2016, trong cuộc phỏng vấn trên Kênh truyền hình Russia-24, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Xec-gây Shôi-gu cho biết: “Sự hiện diện của Nga ở Xy-ri đã giúp quốc gia này tránh được một cuộc tấn công bằng 624 tên lửa hành trình của NATO”.
Theo hãng tin Kyodo, Nhật Bản ngày 17/8 đã trao một bản kháng nghị sau khi các tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông.
Các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tái khẳng định kế hoạch giải quyết tranh chấp tại Biển Đông thông qua đối thoại và sử dụng một khuôn khổ các quy tắc của khu vực.
Đài KBS, một nguồn tin ngoại giao từ Nga cho biết, Moskva ngày 15/8 đã lần đầu cử đoàn đại biểu kinh tế tới thăm Bình Nhưỡng kể từ sau khi Triều Tiên bị cấm vận.
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, ngày 15/8, Thủ tướng Palestine Rami Hamdallah đã ra tuyên bố lên án kế hoạch của Israel chiếm đoạt đất đai Palestine để thành lập một khu định cư mới ở Bờ Tây.