Theo AFP, ngày 19/7, Triều Tiên tuyên bố các vụ phóng thử tên lửa mới đây của nước này đã được đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ đạo và theo dõi, cũng như giả lập những phương án tấn công hạt nhân nhằm vào các căn cứ Mỹ tại Hàn Quốc.
Theo hãng Reuters, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/7 đã lên tiếng đảm bảo với đồng minh Australia rằng sẽ không có sự rút lại chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Washington cho dù là ai sẽ trở thành người chủ Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Các cuộc họp của ASEAN tại Lào diễn ra trong tuần này sẽ là cơ hội để ASEAN đoàn kết đưa ra tuyên bố liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài, cam kết xây dựng COC, tôn trọng luật pháp quốc tế và áp dụng các biện pháp hòa bình giải quyết xung đột và bảo vệ môi trường biển.
Quốc hội (Hạ viện) Pháp ngày 20/7 đã bỏ phiếu thông qua việc gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng đến đầu năm 2017 sau khi xảy ra vụ khủng bố đẫm máu bằng xe tải tại thành phố Nice, miền Nam nước Pháp, làm ít nhất 84 người thiệt mạng đúng vào ngày Quốc khánh Pháp (14/7).
Sau những phản ứng cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ với cuộc đảo chính bất thành, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 18/7 đã điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan để kêu gọi ông này tôn trọng các quy định của nhà nước pháp quyền.
Ngày 18/7, Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Yemen Ismail Ould Cheikh Ahmed đã kêu gọi các phe phái đối địch tại quốc gia Trung Đông này đưa ra các quyết định mang tính then chốt và có trách nhiệm để thúc đẩy cũng như đảm bảo giải quyết cuộc khủng hoảng Yemen.
Theo Sputnik, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã kêu gọi Nga và phương Tây ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang mới và chiến tranh lạnh.
Một quan chức an ninh cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/7 cho biết nước này đã sa thải khoảng 8.000 cảnh sát trên khắp đất nước, trong đó có nhiều cảnh sát ở Istanbul và thủ đô Ankara, bị cáo buộc có dính dáng đến vụ đảo chính quân sự bất thành vào đêm 15/7 vừa qua.
Ngày 17/7, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ Chuẩn tướng Không quân Bekir Ercan Van cùng nhiều sĩ quan - bị cáo buộc hậu thuẫn cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan diễn ra trước đó 1 ngày.
Mặc dù ông Erdogan đã nhận được rất nhiều lời tán dương trong vài năm đầu sau khi trở thành Thủ tướng hồi năm 2003, nhưng kể từ khi trở thành Tổng thống dân cử đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, ông bị cáo buộc có các tham vọng độc tài.
Ngày 17/7, một ngày sau khi xảy ra cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với người đồng cấp Recep Tayyip Erdogan, khẳng định âm mưu đảo chính của một nhóm binh sỹ và sỹ quan quân đội là không thể chấp nhận được.
Ngày 16/7, hầu hết các nước Trung Đông đã lên án âm mưu đảo chính quân sự do một nhóm binh sỹ và sỹ quan trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện ngày 15/7 nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Ngày 16/7, đài CNN phát bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã kết thúc chiến dịch chống những kẻ tiến hành đảo chính tại Sở chỉ huy của Bộ tham mưu quân sự.
Kênh truyền hình Al Jazeera ngày 16/7 đưa tin nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công bằng xe tải ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp đêm hôm 14/7 vừa qua.
Ngày 15/7, phóng viên TTXVN tại Đức đã có cuộc phỏng vấn riêng với tiến sỹ Gerhard Will, chuyên gia cao cấp về chính trị quốc tế, nguyên chuyên viên Viện Các vấn đề an ninh và quốc tế của Đức, để tìm hiểu những đánh giá của ông xung quanh phán quyết của Toà Trọng tài thường trực (PCA) đối với vụ kiện Trung Quốc của Philippines về các tranh chấp trên Biển Đông.