AFP đưa tin, ngày 1/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lại phía sau những tranh cãi ngoại giao và tập trung vào mối đe dọa từ tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo Sputnik, đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Alexander Grushko ngày 1/12 cho biết đã cung cấp dữ liệu cho NATO chứng minh rằng Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn hạ máy bay Su-24 của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng giữa ông và người đồng cấp Mỹ Barak Obama chia sẻ hiểu biết chung về tiến trình chính trị sau này tại Syria.
Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris sẽ là nơi khởi đầu cho những sáng kiến trị giá nhiều tỷ nhằm phát triển công nghệ sạch và giúp các nước nghèo phát triển "xanh".
Reuters/TASS đưa tin, Bộ Ngoại giao Nga ngày 30/11 đã trao công hàm cho Đại sứ Ba Lan tại Moskva để phản đối việc Vacsava phá bỏ một tượng đài tưởng niệm Hồng quân Liên Xô ở thị trấn Mielec, Đông Nam Ba Lan.
Reuters đưa tin, một quan chức Không quân Nga đã thông báo với các hãng thông tấn trong nước rằng ngày 30/11, các máy bay cường kích Su-34 của Nga đã lần đầu tiên thực hiện sứ mệnh bay ở Syria khi trang bị tên lửa không đối không nhằm mục đích tự vệ.
Philippines ngày 30/11 đã kết thúc một tuần tranh tụng trong vụ nước này kiện Trung Quốc liên quan tới vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Tòa án Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc (PCA) ở La Haye (Hà Lan) - phiên tòa mà Bắc Kinh không tham dự.
AFP/Reuters đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Ankara bắn hạ máy bay Su-24 của Nga là để bảo vệ nguồn cung cấp dầu mỏ của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo AFP, ngày 30/11, Mỹ đã cảnh báo các công dân nước này ở thủ đô Kabul của Afghanistan về một "vụ tấn công sắp xảy ra" tại đây trong 2 ngày tới.
Chuyên gia giám sát mạng xã hội - tiến sỹ Robyn Torok ngày 30/11 đã công bố một chương trình nghiên cứu trong đó cảnh báo các nhóm cực đoan đang tích cực nhắm và tìm cách tuyển mộ thanh thiếu niên Australia thông qua phương tiện truyền thông xã hội.
Liên hiệp châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 29-11 đã đạt thỏa thuận về giải quyết cuộc khủng hoảng di cư. Theo đó, EU sẽ hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ 3 tỷ euro, đồng thời mở ra cách tiếp cận hứa hẹn hơn giúp Ankara gia nhập khối này.
Trang mạng debka dẫn các nguồn tin quân đội và tình báo phương Tây cho biết tàu ngầm lớn nhất thế giới mang tên Dmitri Donskoy của Nga đã lên đường tới Địa Trung Hải để triển khai ngoài khơi bờ biển Syria.
Ngày 30/11, Tháp Eiffel đã chuyển sang màu xanh, đánh dấu ngày khởi đầu của chiến dịch "trồng cây ảo" trên biểu tượng nổi tiếng của kinh đô Paris nhằm ủng hộ nỗ lực phủ xanh Trái Đất.
Con số trên được Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế (IIED) đóng trụ sở tại London (Anh) tính toán dựa vào kế hoạch các nước kém phát triển nhất thế giới (LDC) cam kết để thực hiện thỏa thuận kiềm chế tình trạng nóng lên toàn cầu của Liên hợp quốc (LHQ). Theo ước tính, mỗi năm các nước này sẽ cần có 93 tỷ USD, bao gồm 53,8 tỷ USD cho giảm khí phát thải và 39,9 tỷ USD đối phó với các hiện tượng khí hậu cực đoan và tình trạng nước biển dâng cao cao. IIED cho biết hiện các nước kém phát triển mới chỉ được tiếp cận với một phần ba quỹ khí hậu quốc tế do các nước giàu có cung cấp. Theo IIED, Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) tại Pháp lần này cần đề ra một thỏa thuận công bằng và hiệu quả theo hướng ưu tiên cho đầu tư từ khu vực tài chính công quốc tế cho nhóm các nước nghèo, để giúp họ thực hiện được kế hoạch chống biến đổi khí hậu của mình và thu hút được nguồn tài chính tư cho lĩnh vực khí hậu. Dù thiếu hụt các nguồn lực và kinh nghiệm song nhóm 48 nước nghèo nhất trên thế giới, trong đó có Ethiopia và Zambia, Yemen và các quốc đảo ở Thái Bình Dương, cũng đề ra Kế hoạch đóng góp quốc gia (INDC) cho thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới. Theo kế hoạch đó, bắt đầu từ năm 2020, nhóm này sẽ bắt đầu cắt giảm lượng khí phát thải thông qua các biện pháp sử dụng năng lượng tái tạo, chế tạo các loạt phương tiện giao thông công cộng sử dụng năng lượng sạch hơn. Cũng trong báo cáo, IIED chỉ ra rằng dù các nước nghèo đang rất cần nguồn lực để đấu tranh chống biến đổi khí hậu, song phần lớn tiền hỗ trợ lại được chi cho các nước có điều kiện kinh tế khá hơn. Chỉ tính riêng một số nước như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Maroc, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ, số tiền các nước này được nhận đã ngang bằng với tổng tiền tài trợ cho toàn bộ 48 nước nghèo. Một tỷ lệ phân bố tiền không cân đối cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra giữa lĩnh vực đối phó với biến đổi khí hậu và hỗ trợ người dân thích ứng với các cú sốc khí hậu. Trong 11,8 tỷ USD được chi cho các nước nghèo trong năm 2013-2014, tới 10 tỷ USD được dành để hỗ trợ cắt giảm khí thải, và chỉ còn 1,8 tỷ USD dành cho công tác thích ứng với biến đổi khí hậu.
(TG) - Trả lời phỏng vấn Hãng tin AP tại thủ đô Paris (Pháp), ông Ban Ki-moon đã hối thúc “các nhà lãnh đạo hai nước trước tiên hãy giảm leo thang căng thẳng” trong khi đang chiến đấu chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.