Hòa bình ổn định là tiền đề để các nước trong khu vực phát triển. Muốn có hòa bình ổn định, trước hết phải có lòng tin với nhau. Muốn có lòng tin, mỗi nước khi hành xử với nhau và với khu vực, cần tuân thủ theo luật pháp quốc tế.
Đánh giá về tuần đàm phán COP21 đầu tiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande nêu rõ các cuộc thương lượng hiện chưa kết thúc và đang bước vào giai đoạn quyết định.
Khung đối thoại chính trị bao gồm tất cả các bên do Ủy ban Đối thoại chung về Hòa bình liên bang (UPDJC) soạn thảo, sẽ được trình lên để thông qua tại cuộc họp của UPDJC dự kiến vào ngày 14/12 ở thủ đô Nay Pyi Taw.
Cụ thể, ngân sách mới cắt giảm tổng cộng 5,7 tỷ euro (6,2 tỷ USD) chi tiêu công, trong đó bao gồm 1,8 tỷ euro từ tiền trợ cấp và 500 triệu euro trong lĩnh vực quốc phòng.
Theo hãng AFP, ngày 5/12, Bộ Quốc phòng Nga đã cáo buộc Mỹ làm ngơ trước hoạt động buôn lậu dầu vào Thổ Nhĩ Kỳ từ những khu vực ở Syria nằm dưới quyền kiểm soát của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), sau khi Washington gọi số lượng dầu được vận chuyển là không đáng kể.
Nước Mỹ sẽ không khiếp sợ và không nản lòng trước vụ tấn công đẫm máu tại San Bernardino, bang California, khiến hơn 30 người thương vong.
Cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã đẩy châu Âu vào tình trạng hỗn loạn và bế tắc trong năm 2015. Nhiều hội nghị cấp bộ trưởng và cấp cao của Liên hiệp châu Âu (EU) được tiến hành khẩn cấp, nhiều “đê chắn sóng” được đưa ra song vẫn không ngăn được dòng thác người tị nạn ùa vào “lục địa già”. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng di cư còn khiến khu vực Sen-ghen đứng trước nguy cơ tan vỡ và hé lộ những bất đồng khó hóa giải của EU, một liên minh tưởng chừng bền vững này.
Ngày 3/12, Hy Lạp thừa nhận chưa thể đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn nhằm quản lý dòng người di cư đang ùn ùn kéo về quốc gia này để tìm đường tới các khu vực khác của châu Âu và cho rằng Liên minh châu ÂU (EU) cũng chưa thực hiện đầy đủ cam kết hỗ trợ Athens.
Anh khó có thể đạt được một thỏa thuận mới về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong tháng 12 này như dự định, sau khi các đồng minh châu Âu phản ứng mạnh mẽ yêu cầu của Thủ tướng Anh David Cameron muốn sửa đổi hiệp định nhằm hạn chế người lao động nhập cư mới được hưởng các chính sách phúc lợi xã hội.
Ngày 3/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trình bày Thông điệp liên bang năm 2015 nhằm đánh giá tình hình đất nước và định hướng chính sách đối nội, đối ngoại trong thời gian tới.
Trao đổi với báo chí trước thềm Hội thảo quốc tế “Xây dựng lòng tin ở châu Á” vào sáng nay (3/11) tại Hà Nội, giáo sư Mie Oba (Đại học Khoa học Tokyo, Nhật Bản) cho rằng, trong bối cảnh châu Á đang phải đối mặt với những thách thức chung về an ninh và phát triển, các tranh chấp chủ quyền và biển đảo, các nước trong khu vực cần cùng nhau thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và hợp tác.
Theo Reuters, ngày 1/12, Liên minh châu Âu (EU), Nga và Ukraine đã không đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán thương mại 3 bên ở Brussels, trong nỗ lực mới nhất nhằm thuyết phục Moskva thay đổi lập trường phản đối hiệp định thương mại EU-Ukraine dự kiến có hiệu lực vào tháng 1 tới.
Theo Presstv.com, ngày 1/12, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga vừa qua đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới nỗ lực của các bên nhằm tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình tại Syria.
Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Alexander Grushko ngày 1-12 đã cung cấp dữ liệu cho NATO chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn hạ chiếc máy bay Su-24 của Nga tại biên giới Syria, đồng thời khẳng định khối liên minh quân sự này cũng phải chịu trách nhiệm cho vụ việc trên.
Các nhà điều tra Indonesia ngày 1-12 cho biết, lỗi hệ thống điều khiến bánh lái và việc phi công "không thể kiểm soát được máy bay" là nguyên nhân chính khiến chiếc máy bay Airbus A320-200 của Hãng hàng không AirAsia rơi xuống biển Java, Indonesia, hồi tháng 12-2014, làm 162 người thiệt mạng.