Trong cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tục nhấn mạnh tới cuộc chiến chống IS, đặc biệt là quan điểm của các bên về cuộc chiến này.
Ngày 16/11, Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề an ninh-quốc phòng (RUSI) cho rằng mặc dù rất nỗ lực trong suốt 14 năm qua với nhiều biện pháp, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn chưa thể ngăn chặn thành công nguồn tài chính của khủng bố.
Qua 26 năm hoạt động, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) hiện trở thành một trong những cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới, góp phần đưa châu Á – Thái Bình Dương trở thành động lực tăng trưởng và liên kết kinh tế thế giới.
Với chiến thắng thuộc về đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, từ vị trí đảng đối lập NLD đã lần đầu tiên lên nắm giữ quyền lực ở Myanmar kể từ khi quốc gia Đông Nam Á này thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Anh năm 1948. Tuy nhiên, NLD sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức ở phía trước.
Chiều 16/11, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 27 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã khai mạc trọng thể tại thủ đô Manila, Philippines, dưới sự đồng chủ tọa của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario và Bộ trưởng Thương mại Philippines Gregory L. Domingo.
Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Anh cho biết ngày 16/11, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có "cuộc thảo luận xây dựng, thận trọng" bên lề Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Kyodo, trong dự thảo tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) dự kiến diễn ra từ ngày 21-22/11 tại Malaysia, lãnh đạo 18 nước - gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc và 10 nước ASEAN - sẽ thảo luận về hợp tác chống khủng bố sau loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở thủ đô Paris vừa qua cũng như vấn đề Biển Đông tại hội nghị EAS lần này.
Trong cuộc điện đàn tối 15/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nhất trí 2 nước tăng cường chống IS.
Ngày 15/11, Pháp kêu gọi tổ chức Hội nghị an ninh “khẩn cấp” để bàn về các biện pháp an ninh tăng cường tại các quốc gia thành viên EU.
Ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng một nền kinh tế thế giới “mới mẻ, vững mạnh, kết nối và hội nhập" cùng với tất cả các thành viên khác trong G-20 khi Trung Quốc giữ chức Chủ tịch luân phiên của tổ chức này vào năm tới.
Ngày 15/11, trong bản dự thảo tuyên bố của Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) ở Thổ Nhĩ Kỳ, lãnh đạo các nước này đã gióng lên hồi chuông báo động về sự xuất hiện ngày càng nhiều "các tay súng khủng bố nước ngoài."
Hãng tin TASS của Nga ngày 15/11 đưa tin, phát biểu tại cuộc họp không chính thức giữa lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) diễn ra bên lề Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) tại Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ), Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng ngăn chặn mối đe dọa khủng bố và trợ giúp người tị nạn chỉ có thể đạt được bằng cách đoàn kết nỗ lực trên toàn thế giới.
Ngày 15/11, Tổng thống Myanmar U Thein Sein cam kết sẽ chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới sau cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11 vừa qua.
Sau các vụ tấn công đêm 13/11, Paris đang trong tình trạng báo động và đời sống văn hóa đang “đóng băng.” Nhiều nơi từng có đông công chúng hiện vắng tanh. Nhiều bảo tàng phải đóng cửa và cầu thang máy ở Tháp Eiffel không hoạt động.
Sáng 15/11 (theo giờ Việt Nam), ba ứng cử viên sáng giá của đảng Dân chủ đã bước vào cuộc tranh luận thứ hai được phát sóng trực tiếp từ thành phố Des Moines, bang Iowa của Mỹ.