GS.TS Hoàng Chí Bảo (Chuyên gia cao cấp Hội đồng Lý luận Trung ương): “Không nên đồng nhất phương tiện và phương pháp giảng dạy”
Với
các thí sinh dự thi, cần có sự phân biệt chính xác giữa giảng dạy và
diễn thuyết, giữa giảng dạy và biểu diễn. Đây là cuộc thi giảng viên lý
luận chính trị chứ không phải là cuộc thi báo cáo viên. Sự nhầm lần giữa
thuyết trình và giảng dạy sẽ làm mất tính tự nhiên của bài giảng, không
thu hút được người học vào bài giảng. Tất cả những phần cường điệu ngữ
âm, phong cách viết bảng, phong thái, tác phong, trình chiếu màn hình…
của các giảng viên lý luận chính trị phải rất tự nhiên, giản dị, đúng
đắn và sâu sắc, không nên nghệ thuật hóa việc thi giảng dạy.
Các
thí sinh được lựa chọn đều là những giảng viên lý luận chính trị tiêu
biểu, cần phải trau dồi kiến thức lý luận để đảm bảo những tri thức thật
là chính xác, cập nhật những tri thức hiện đại, từ kết quả nghiên cứu
lý luận, nắm được chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
|
GS.TS Hoàng Chí Bảo
|
Có
một số điểm mà đã là giảng viên lý luận chính trị giỏi không được phép
mắc phải như: trích dẫn sai sự kiện, giải thích luận điểm, hiểu biết
cho một khái niệm không chính xác, không học thuộc lòng bài giảng... Ví
dụ, lý luận về văn hóa, giảng viên vẫn “chưa thấm”, giảng giải trên quan
điểm của người khác, chưa đảm bảo được sự sâu sắc, tinh tế, hiểu cho
được thần thái của văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và con người, vẫn
nói trên nghị quyết, chính sách. Phần trả lời câu hỏi sau mỗi bài giảng
nếu không chính xác sẽ giảm mất hiệu quả của bài giảng. Điều đó thể hiện
giảng viên chưa hiểu kỹ bài giảng của mình, mới thuộc lòng bài giảng,
nên đôi khi cần tiếng nói độc lập thì giảng viên chưa phản ứng được. Một
người giảng viên giỏi cần phải rèn luyện được năng lực sáng tạo.
Với
những đặc trưng vùng, miền khác nhau, trong phương pháp giảng dạy,
những giảng viên ở miền xuôi không thể đơn giản, sơ lược quá. Những
giảng viên miền núi lại cần sử dụng các phương tiện trực quan, sinh
động. Điều quan trọng, các giảng viên không được đồng nhất phương tiện
và phương pháp giảng dạy, không coi phương tiện là phương pháp. Phương
tiện chỉ là hỗ trợ cho phương pháp giảng dạy mà thôi. Đã là một giảng
viên hay một nhà giáo, không có phương pháp nào quan trọng hơn là diễn
giảng bằng lời nói, ngôn ngữ. Giảng viên phải rất tinh tế, chọn lọc được
các ngôn ngữ, biểu cảm, truyền tải được các giá trị khoa học. Đó là
điều mà bất cứ giảng viên nào cũng cần phấn đấu để đạt tới.
TS. Nguyễn Thị Tiếp (Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị,
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương): “Cần thể hiện là một giảng viên
chứ không phải người đi thi”
Có thể nói, các thí sinh tham dự Hội thi giảng viên lý luận
chính trị giỏi với tâm lý háo hức, lo lắng nhưng đều đã thể hiện hết
trình độ kiến thức và khả năng nghiệp vụ của mình trong hội thi. Các thí
sinh tham gia hội thi đều có nền kiến thức khá cơ bản, ít nhiều cũng đã
được đào tạo về phương pháp giảng dạy; một số không nhiều có kỹ năng
giảng dạy tốt. Các giảng viên đều thể hiện trách nhiệm với phần thi của
mình, tâm huyết với bài giảng của mình.
Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ của một giảng viên lý luận
chính trị để đáp ứng yêu cầu của bài giảng, phục vụ cho các đối tượng
học viên khác nhau, các thí sinh ở đây vẫn thể hiện mình là người đi
thi, chứ chưa thể hiện được hết mình là người giảng viên. Mong chờ của
Ban giám khảo là giảng viên thể hiện mình là người đi thi, giảng cho đối
tượng, theo đúng yêu cầu của chương trình. Chắc chắn, khi thí sinh vượt
qua được tâm lý mình không phải là người đi thi, mà là giảng viên đứng
lớp, trình bày bài giảng được phân công thì kết quả sẽ tốt hơn rất
nhiều.
|
TS. Nguyễn Thị Tiếp
|
Đơn giản như cách vào đề trước khi bắt đầu bài giảng, hầu
hết các thí sinh đều nói: “Tôi xin phép được bắt đầu phần dự thi của
mình”, nhưng theo tôi, các thí sinh từ cách vào đề, các thí sinh đã có
thể thể hiện ngay mình là một giảng viên. Ví dụ: “Rất vui hôm nay tôi
lại được gặp lại các đồng chí trong chương trình… buổi thứ mấy… Trước
khi đi vào bài giảng, các đồng chí hãy tặng cho tôi một tràng vỗ tay
được không” thì sẽ tạo cho không khí buổi học thân thiện, vui vẻ, giảng
viên cũng cảm thấy tự nhiên và tự tin trong bài giảng của mình.
Tôi vẫn cho rằng, giảng viên lên lớp giống như một nghệ sỹ,
nhưng không phải là biểu diễn mà để tất cả học viên hướng về mình, hiểu
bài giảng và tâm phục, khẩu phục, chứ không đơn thuần như ca sỹ biểu
diễn, hay là diễn viên đóng kịch, hay người thuộc bài để kiểm tra bài
cũ. Các giảng viên hoàn toàn có thể linh hoạt trong việc thảo luận, phát
vấn, khép lại bài giảng như thế nào.
Một giảng viên lý luận chính trị giỏi phải có nền kiến thức
chắc, phông kiến thức rộng, có tính nhạy cảm chính trị, kỷ luật phát
ngôn, không mắc bệnh nghề nghiệp (nói lắm, nói đèo, nói ngọng, dùng
những từ không nên “cái vấn đề”, “cái nội dung”. Tác phong của các thầy
cô giáo phải có chuẩn mực. Điều quan trọng, các giảng viên phải thật sự
say mê, nhiệt huyết, yêu nghề, nâng lên hơn nữa là nhập tâm vào bài
giảng, đặt mình vào sự kiện, sự việc, nội dung của bài giảng đó.
Đến với hội thi, các bạn đừng đặt nặng vấn đề được giải hay
không được giải. Hãy coi những bài học kinh nghiệm đúc rút ra từ hội thi
là những phần thưởng lớn nhất cho các bạn. Ngay cả những thành viên của
Giám giám khảo như tôi cũng học hỏi được rất nhiều ở các bạn, ví dụ
những câu trích dẫn, cách dẫn dắt, diễn giải vấn đề các bạn lồng ghép,
phân tích, dẫn chứng và minh họa rất sinh động.
PGS. TS Dương Xuân Ngọc (Nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và
Tuyên truyền): "Nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên lý
luận chính trị"
Đối với một báo cáo viên, một bài thuyết trình cần đảm bảo
sự truyền cảm, mang tính nghệ thuật tuyên truyền để cảm hóa lòng người.
Đối với một giảng viên lý luận chính trị, bài giảng phải bao gồm 3 yếu
tố: Đảm bảo tính khoa học (trang bị nhận thức cho người nghe, người học
những kiến thức rất cần thiết về lý luận chính trị); phải rèn kỹ năng
cho người học có thể phân tích được sự kiện, tình hình thực tiễn xảy ra;
củng cố niềm tin cảm hóa người nghe.
Trong hội thi lần này, vẫn còn nhiều thí sinh nặng về phương
pháp thuyết giảng. Một số phương pháp dạy học tích cực khác như phương
pháp sàng lọc, đặt tình huống, nêu câu hỏi xử lý… cũng được áp dụng
nhưng chưa nhiều. Điều đó cho thấy rằng, đội ngũ giáo viên cần trang bị
thêm nghiệp vụ sư phạm. Để giảng dạy lý luận chính trị, trước hết phải
coi đó là một khoa học, sau đó mới là nghệ thuật. Các giảng viên lý luận
chính trị cần sử dụng nhiều hơn ngôn ngữ sư phạm, bao gồm ngôn ngữ lời
nói, ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ hành động. Giáo viên phải tạo mối quan
hệ, giao lưu với người học.
|
GS. TS Dương Xuân Ngọc |
Giảng viên lý luận chính trị trước hết là nhà khoa học, phải
nắm vững tri thức khoa học và trong chừng mực nhất định, người giảng
viên đó cũng phải tham gia nghiên cứu khoa học, thì những bài giảng là
của họ mới thấm, chứ không phải đơn thuần là đi tuyên truyền thuần túy
quan điểm của người khác. Để đạt tới sự nhuần nhuyễn phương pháp dạy học
hiện nay, các giảng viên cũng cần hiểu rõ đối tượng học để ứng dụng các
phương pháp dạy học tích cực sao cho sát hợp. Không nên tạo sự căng
thẳng với người học, tăng cường tìm ra những tình huống để người giảng
và người học cùng nhau trả lời.
Quan trọng hơn cả, bài giảng cần hướng người học biết cách
giải quyết vấn đề thực tiễn. Ví dụ, trong bài giảng, để phấn đấu trở
thành đảng viên mới, giảng viên nên xây dựng những tình huống để người
học xử lý tình huống làm thế nào để có thể trở thành đảng viên. Đó mới
chính là hiệu quả thiết thực của bài học đối với mỗi học viên.
Thu Hằng