Thứ Bảy, 12/10/2024
Thế giới
Thứ Tư, 17/8/2011 6:51'(GMT+7)

Thị trường Trung Quốc thu hút ngà voi châu Phi

Nếu nạn hạn hán đang hoành hành tại vùng Sừng châu Phi chịu một phần trách nhiệm gây ra cái chết của loại động vật có da dày trên thì đa số các xác đó là hậu quả của các vụ săn bắn trái phép nhằm buôn bán bấp hợp pháp ngà voi, có xu hướng gia tăng trong khu vực từ 5 năm qua. Các đàn voi đang bị tiêu diệt nhanh chóng. Tại Sát, chúng giảm 40%, từ 4.000 con năm 2006 xuống còn khoảng 2.500 con năm 2010. Tại công viên quốc gia Tsavo của Kênia, nơi nuôi dưỡng một số lượng lớn loài động vật to lớn này, người ta thống kê hiện chỉ còn 12.000 con so với 35.000 con cách đây 20 năm.

Theo Quỹ Bảo vệ động vật thế giới (International Fund for Animal Welfare – AIFAW), nạn săn bắn trộm voi gây ra cái chết của khoảng 100 con/ngày tại 37 nước châu Phi. Đặc biệt, những kẻ săn bắn trộm thường không nhắm vào những chú voi đực khỏe mạnh vì sợ bị chúng tấn công mà thường nhắm vào những con cái nên có nguy cơ đe dọa loài voi tuyệt chủng.

Nạn buôn bán ngà voi bị cấm từ năm 1990, song những năm qua một số nước châu Phi đã cho phép bán đấu giá những ngà voi thu được từ tự nhiên dẫn đến số ngà voi này lại rơi vào tay những kẻ săn bắn trái phép. Theo những người bảo vệ voi, việc buôn bán bất hợp pháp này làm tăng nhu cầu ngà voi và mở đường cho số ngà voi bị săn bắn trộm thâm nhập thị trường buôn lậu. Tiếp đó, bất kể nguồn gốc các loại ngà voi đều được đưa đến châu Á. Những người mua chính có quốc tịch Trung Quốc. Theo một nghiên cứu về nạn buôn bán ngà voi được báo Guardian đăng tải, số lượng các sản phẩm được làm bằng ngà voi bán tại phía Nam Trung Quốc, đặc biệt tại các tỉnh Quảng Châu và Phúc Châu, đã tăng lên gấp đôi kể từ năm 2004.

Một cuộc điều tra lâu dài do tạp chí VanityFair thực hiện cho thấy: ‘‘Không có nạn săn bắn trộm ngà voi tại Kênia trong 30 năm qua trước khi một công ty Trung Quốc giành được hợp đồng xây dựng một tuyến đường cao tốc dài 112km. Gần 90% số người bị bắt giữ vì tàng trữ ngà voi tại Jamo Kenyatta đều có quốc tịch Trung Quốc’’. Sự phát triển kinh tế chóng mặt tại Trung Quốc và nhu cầu mua sắm gia tăng của người dân là nguyên nhân chính. Các tầng lớp trung lưu mới nổi của Trung Quốc rất chuộng các đồ trang sức làm bằng ngà voi và thích loại sừng này bởi cho rằng chúng có tác dụng chữa bệnh. Theo một cuộc thăm dò, 70% người Trung Quốc cho rằng số lượng voi suy giảm rồi lại tăng như việc ‘‘thay răng sữa’’ và số ngà voi trên được lượm nhặt từ thiên nhiên.

Thị trường châu Á cũng rất chuộng sừng tê giác, được y học dùng làm thuốc chữa bệnh. Hậu quả là giá sừng tê giác tăng chóng mặt. Tại Nam Phi, giá một gram sừng còn đắt hơn số côcain cùng trọng lượng. Nhu cầu tăng dẫn đến số các vụ săn bắn trộm sừng tê giác tăng nhanh chóng tại châu Phi. Theo Guardian, 333 tê giác bị giết hại trong năm 2010 và 193 con từ đầu năm nay, so với chỉ 13 con năm 2007. Khoảng 20 vụ trộm sừng tê giác xảy ra những tháng qua tại các bảo tàng châu Âu. Các nhà bảo vệ động vật và các nhà nghiên cứu kêu gọi Trung Quốc kiểm soát hơn nữa nạn buôn bán ngà voi trái phép./.

  • Thái Hà Theo báo Lemonde (Bài dịch)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất