Thứ Bảy, 28/9/2024
Giáo dục
Thứ Năm, 5/6/2014 23:3'(GMT+7)

Thông tin kỳ thi tốt nghiệp phổ thông 2014

Thi tốt nghiệp THPT năm 2014 có nhiều sự thay đổi. Đề thi phù hợp với năng lực của học sinh

Thi tốt nghiệp THPT năm 2014 có nhiều sự thay đổi. Đề thi phù hợp với năng lực của học sinh

Kỳ thi tốt nghiệp phổ thong (TNPT) 2014 diễn ra trong bối cảnh Ban Chấp hành Trung ương mới ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Với mục tiêu "đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học" đã được quán triệt trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, công tác tổ chức kỳ thi TNTHPT bước đầu đã có những kết quả nhất định:

Những điểm mới cơ bản của kỳ thi:

- Môn thi và hình thức thi được điều chỉnh. Theo đó số môn thi được giảm xuống còn bốn môn, gồm hai môn bắt buộc là môn toán và môn ngữ văn; hai môn học sinh tự chọn trong số các môn thi vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý và ngoại ngữ. Đề thi được ra theo hướng đánh giá đúng năng lực học sinh, tăng cường các câu hỏi "mở" yêu cầu học sinh phải có kiến thức tổng hợp và hiểu biết xã hội để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tế. Cụ thể như, đề thi các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý đã gắn với thực tiễn đời sống chính trị xã hội(vấn đề chủ quyền biển đảo) và yêu cầu kiến thức liên bộ môn. Đề thi môn ngữ văn có hai phần: đọc hiểu và làm văn, phần đọc hiểu sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa đề thi môn ngoại ngữ có thêm phần thi viết. Với những đổi mới về cách ra đề thi năm nay, đề thi đã được đánh giá là có tác động tích cực đến quá trình dạy học, từng bước khắc phục tình trạng học tủ, mang tài liệu vào phòng thi, sử dụng các khuôn mẫu có sẵn; do đó, góp phần hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm.

- Việc xét công nhận tốt nghiệp cũng được đổi mới, kết hợp sử dụng kết quả thi bốn môn thi với kết quả học tập tất cả các môn của lớp 12 theo trọng số 50% + 50% để xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp; điều chỉnh quy định điểm liệt (1,0 thay vì 0 điểm như trước đây).

Công tác chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và công tác chuẩn bị thi của các địa phương: Bộ GDĐT đã chủ động hướng dẫn từ đầu năm học về các chủ trương đổi mới thi, kiểm tra đánh giá quá trình dạy học, đồng thời đã tổ chức một số hội thảo; có hướng dẫn kịp thời bằng văn bản công tác tổ chức thi. Bộ đã thành lập 13 đoàn thanh tra công tác chuẩn bị thi, coi thi tại 20 địa phương; thành lập năm đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Trung ương năm 2014 kiểm tra đột xuất, không báo trước trong những ngày thi. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và hướng dẫn các sở GD-ĐT, một số cơ sở để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong các khâu tổ chức thi. Các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tại địa phương đúng kế hoạch, đúng quy chế. Các sở GD-ĐT nghiêm túc thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2013-2014; tăng cường tuyên truyền, phổ biến những quy định của kỳ thi, nhất là những điểm mới trong năm nay; thực hiện chỉ đạo việc tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên tham gia công tác thi; chú trọng ôn tập cho thí sinh đồng thời tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; tích cực phối hợp với các lực lượng xã hội có liên quan triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn, trật tự tại các hội đồng coi thi. Các địa phương đã có nhiều cố gắng, chủ động, sáng tạo trong việc tạo những điều kiện tốt nhất cho kỳ thi. Các hội đồng coi thi đặc biệt quan tâm việc tổ chức cho thí sinh trước khi vào thi ca hai trong các buổi thi, hỗ trợ cho các học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

          Bên cạnh những mặt đạt được, kỳ thi TNTHPT vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần khắc phục trong qua trình tổ chức thi. Một số cán bộ, giáo viên còn chưa thuần thục trong việc thực hiện nhiệm vụ coi thi hoặc có biểu hiện thiếu sâu sát trong khi làm nhiệm vụ. Tại một số Hội đồng coi thi, việc phân công nhiệm vụ cán bộ coi thi, bố trí phòng thi đối với các môn có ít thí sinh dự thi chưa thật sự khoa học, đã được góp ý và điều chỉnh trong những ngày thi.

Đào Nguyên Phúc 
Vụ GD-ĐT&DN Ban Tuyên giáo Trung ương

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất