(TCTG) - Cuối tháng 12-2008, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã ký kết một Dự án trị giá 2,5 triệu USD nhằm thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh có trách nhiệm với xã hội và môi trường dựa trên những nguyên tắc của Hiệp ước toàn cầu.
Ông Christophe Bahuet, Phó Giám đốc quốc gia của UNDP cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam đã kéo theo thu nhập tăng và nhiều vấn đề khác liên quan đến đời sống, xã hội, môi trường... đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng xử có “trách nhiệm với xã hội (CSR)” và môi trường trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh để làm sao cho tất cả người dân Việt Nam đều có cơ hội thụ hưởng những thành quả của sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ những năm vừa qua. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần phải có ý thức chấp hành các thông lệ kinh doanh có trách nhiệm với xã hội và hướng tới phát triển bền vững.
Sự kiện các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nước tương có chứa chất gây
10 nguyên tắc của Thoả ước toàn cầu:
Các doanh nghiệp nên ủng hộ và tôn trọng việc bảo vệ các quyền con người được quốc tế công nhận; doanh nghiệp cần đảm bảo không đồng loã trong việc lạm dụng nhân quyền; doanh nghiệp cần tuân thủ quyền tự do lập hội và công nhận hiệu quả các quyền thoả ước tập thể; loại bỏ tất cả các hình thức lao động bắt buộc và cưỡng bức; loại bỏ hiệu quả lao động trẻ em; loại bỏ sự phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm và nghề nghiệp; doanh nghiệp cần ủng hộ cách tiếp cận thận trọng đối với các thách thức môi trường; thực hiện các sáng kiến thúc đẩy trách nhiệm môi trường lớn hơn; khuyến khích sự phát triển và chuyển giao các công nghệ có lợi cho môi trường; doanh nghiệp cần chống lại nạn tham nhũng bằng tất cả các hình thức./. |
ung thư (3MCPD) bị vạch mặt, chỉ tên trong năm 2007 cho thấy nếu không nhanh chóng sửa chữa thì chỉ còn con đường phá sản. Hay trường hợp của Công ty Vedan Việt Nam đã dùng thủ đoạn tinh vi xây dựng hệ thống ống ngầm xả trộm nước thải sản xuất không qua xử lý ra sông Thị Vải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng đã bị cơ quan chức năng xử phạt hàng trăm tỷ đồng để khắc phục hậu quả, thậm chí có thể còn bị đình chỉ hoạt động. Đây là những ví dụ sinh động cho cho thấy kinh doanh vô trách nhiệm với xã hội không những bị dư luận lên án mà còn khiến cho chính doanh nghiệp không thể phát triển bền vững.
Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, cần thiết phải nâng cao nhận thức về CSR trong cộng đồng doanh nghiệp và đảm bảo CSR được coi trọng như một công cụ quản lý chiến lược. Chiến lược CSR sẽ giúp cho doanh nghiệp củng cố thương hiệu, thu hút nhân công và chỉ ra những cách thức tiến cận các thị trường mới tiềm năng. Dự án hợp tác giữa VCCI và UNDP sẽ được triển khai thực hiện trong 2 năm tới nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển ở Việt Nam và hỗ trợ tuân thủ các thoả thuận và hiệp ước quốc tế có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
Dự án này sẽ tập trung sâu vào các khái niệm CSR nhằm đảm bảo các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên nền tảng CSR và nỗ lực khắc phục các hậu quả từ hoạt động kinh doanh tác động đến xã hội và môi trường với 3 hợp phần chính:
Thứ nhất là thúc đẩy CSR tại Việt Nam thông qua mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu (đã thành lập ở Việt Nam năm 2007). Đây là một tổ chức tình nguyện lớn nhất thế giới thu hút khoảng 4.000 doanh nghiệp từ 116 quốc gia kêu gọi các doanh nghiệp tuân thủ 10 nguyên tắc toàn cầu trong các lĩnh vực quyền con người, tiêu chuẩn lao động, môi trường và chống tham nhũng trong chiến lược sản xuất, kinh doanh. Theo ông John Hendra, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và môi trường kinh doanh thay đổi ngày càng sâu sắc... cần phải giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức có trách nhiệm đối với xã hội trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, các nguyên tắc của Thoả ước toàn cầu về nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng... sẽ được đưa vào các thông lệ kinh doanh góp phần tạo ra các điều kiện phát triển nền kinh tế bền vững và công bằng.
Thứ hai, CSR sẽ được đưa vào Việt Nam thông qua các công trình nghiên cứu, giảng dạy; phát triển các chương trình giảng dạy đào tạo đại học và sau đại học từ đó phát triển đội ngũ lãnh đạo trong tương lai có sự quan tâm đúng mức với trách nhiệm xã hội.
Thứ ba, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan. Dự án sẽ tập trung phát triển các thông lệ điển hình về CSR, hỗ trợ, đánh giá các hoạt động kinh doanh và cung cấp các công cụ hữu ích như khả năng tiếp cận với các chuyên gia, kết nối với các mạng lưới quốc gia cũng như quốc tế nhằm giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược CSR của mình.
Ở Việt Nam, mặc dù việc thực thi CSR còn mới mẻ, song theo khảo sát do Viện Khoa học Lao động và xã hội tiến hành gần đây trên một số doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy thực thi tốt CSR cho thấy, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%; năng suất lao động tăng từ 34,2 triệu lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp này còn tạo dựng được hình ảnh của mình với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút được lao động có chuyên môn cao./.
Lan Ngọc
Trung tâm Thông tin Thương mại