Thứ Sáu, 4/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Hai, 13/9/2010 11:14'(GMT+7)

Tiến tới đại hội thi đua yêu nước toàn quốc: Kinh doanh giỏi và không quên làm từ thiện


 
Các sản phẩm của công ty không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang 40 quốc gia trên thế giới, đạt giá trị kim ngạch bình quân 10 triệu USD/năm, tăng gấp 5 lần so với năm 2005. Nâng nguồn vốn lưu động của công ty từ 14 tỷ lên 76 tỷ đồng hiện nay. Công ty vẫn duy trì chế biến song song phụ phẩm và chính phẩm cá tra, ba sa với giá trị 2 loại sản phẩm này ngang nhau, đạt doanh thu 320 tỷ đồng/năm, tăng gấp 9 lần so năm 2005. Chị đã thực sự đứng vững trên thương trường thời khủng hoảng kinh tế và trở thành nữ doanh nhân tiêu biểu trong công tác xã hội từ thiện.


Khởi nghiệp nào cũng khó khăn nhưng chị là mẫu người phụ nữ biết lắng nghe, học hỏi, mạng dạn, táo bạo và quyết đoán. Chính những phẩm chất này đã dẫn chị đến thành công bền vững như ngày hôm nay. Nhớ lại những ngày tập tễnh vào nghề, thấy các nhà máy chế biến cá ba sa, cá tra vứt bỏ phần mỡ sau khi lấy phi lê, chị đã xin về cho vào chảo thắng theo phương pháp thủ công rồi mang đến bán cho các cơ sở chế biến mỡ bôi trơn. Vừa sản xuất, vừa tiếp thị với giá bán bằng nửa sản phẩm mỡ động vật nên sản phẩm này đã nhanh chóng được chấp nhận ở nhiều tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh,... cho lợi nhuận cao gấp 10 lần vốn bỏ ra. Nhận biết có thể làm giàu từ phụ phẩm cá tra, ba sa, chị đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới làm ra sản phẩm dầu cao cấp Biodiesel đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình kinh doanh chị chịu khó học hỏi từ các nhà máy chế biến tại tỉnh Đồng Nai tận dụng 50% đạm trong chảo thắng mỡ cho vào bã mì làm ra thức ăn tự chế bán cho các hộ nuôi cá với giá cực rẻ, nhưng lợi nhuận tương đương với sản phẩm mỡ cá tra, cá ba sa. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chị tiếp tục tận dụng triệt phần đầu, vi, xương cá chế biến thành bột cá xuất khẩu, đạt giá trị kim ngạch 3 triệu - 4 triệu USD/năm.


Tận dụng lợi thế là tỉnh đứng đầu ĐBSCL về nghề nuôi cá tra, ba sa, năm 2003, chị tiếp tục đầu tư mở rộng xí nghiệp thành Công ty Thuận An chế biến cá tra ba sa phi lê trở thành sản phẩm chính đúng vào thời điểm Hoa Kỳ áp mức thuế bán phá giá, ngành chế biến cá tra, ba sa xuất khẩu Việt Nam lao đao. Một lần nữa chị phải đương đầu với thách thức mới nhưng nhờ quyết tâm vươn lên làm giàu, đặc biệt là để tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần cùng nhà nước giải quyết an sinh xã hội, phát triển kinh tế cho địa phương. Xác định mục tiêu rõ ràng, chị tranh thủ với những người trong ngành chế biến thuỷ sản với có tay nghề cao, mất việc làm do khủng hoảng kinh tế để đa dạng sản phẩm giá trị gia tăng như chả giò, cá viên, bao tử cá đông lạnh... bắt đầu tiến vào thị trường nội địa và phấn khởi được thị trường trong nước đón nhận nhiệt tình. Thành công đã tiếp thêm tinh thần cho chị mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ thực hiện nghiêm túc các quy trình chất lượng, an toàn vệ sinh, sản phẩm đều đạt theo tiêu chuẩn quốc tế HACCP, HALAL, EU CODE, … tạo cơ sở vững chắc xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu. Vì vậy sản phẩm của chị đạt yêu cầu, sản phẩm uy tín, chất lượng đã lọt vào top các doanh nghiệp thủy sản mạnh của cả nước. Từ đó mở rộng dần thị trường xuất khẩu sang nhiều nước: Ba Lan, Ả Rập, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ai Cập…, kể cả thị trường khó tính Châu Âu, Châu Mỹ, Nga…. Theo chị Nguyễn Thị Huệ Trinh điều chị tâm đắc nhất hiện nay là chị đã phát triển được 3 nhà máy: Thuận An 1 - Thuận An 2, 3 tại huyện Châu Phú, Châu Thành và thực hiện được ước mơ tạo việc làm cho gần 2.000 lao động nông thôn, trong đó có trên 1.600 là nữ.


Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, chị còn là người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu nhân hậu, không có cuộc vận động từ thiện nào mà chị không đóng góp vào như quỹ “Vì người nghèo”, “Quỹ cây mùa xuân", xây nhà Đại đoàn kết, tài trợ xây trường mẫu giáo Bình Mỹ ( huyện Châu Phú), lập “Quỹ học bổng Thuận An” trao tặng cho học sinh nữ nghèo, hiếu học…. với tổng số tiền đóng góp trong 5 năm gần đây trên 3 tỉ đồng. Còn với công nhân lao động của công ty chị hỗ trợ chi phí học nghề, dành quỹ đất xây nhà trọ ưu tiên cho công nhân nữ và gia đình có nhiều người cùng làm tại công ty; hàng năm đều tổ chức hội thi “Bàn tay vàng” với người đạt giải cao nhất được tặng giải đặc biệt bằng vàng nhằm động viên công nhân. Nhiều nữ công nhân rất phấn khởi được chị ưu tiên không phân công, bố trí làm việc ngày chủ nhật hay trong môi trường nặng nhọc; nghỉ lễ tết vẫn hưởng lương và các chế độ thai sản… hàng năm công ty đều tổ chức cho đi du lịch, tạo tình cảm gắn bó giữa ban giám đốc và công nhân. Chị đã xứng đáng được nhận Kỷ niệm chương “Vì sự tiến bộ phụ nữ”, nhiều bằng bằng khen và Cúp Bông hồng vàng năm 2008, 2009 của Trung ương Hội LHPNVN, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam, danh hiệu “Doanh nhân tiêu biểu tỉnh An Giang” 5 năm liền (2004 - 2009). Chị còn là đầu tàu gương mẫu dẫn dắt công ty hoạt động có hiệu quả được thưởng Cúp vàng “Chất lượng thủy sản vàng” lần thứ nhất năm 2009. Cúp vàng “Vì sức khỏe cộng đồng” nhiều Bằng khen của UBND tỉnh An Giang, Chi cục thuế tỉnh về chấp hành tốt chính sách, nghĩa vụ thuế, Chị còn được tỉnh tín nhiệm bầu là đại biểu tham dự Đại hội thi đua tòan quốc năm 2010 sắp tới tại Thủ đô Hà Nội./.

TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất