Chủ Nhật, 24/11/2024
Xã hội
Thứ Năm, 27/4/2023 16:3'(GMT+7)

Tìm giải pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm

hội thảo “Giải pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm và hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2023”.

hội thảo “Giải pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm và hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2023”.

Hội thảo có sự tham gia của đồng chí Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cùng đại diện của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp Phát Triển Nông thôn, Chi cục ATVSTP các tỉnh/thành phố, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp Hội sữa Việt Nam, Hiệp hội rượu bia nước giải khát Việt Nam, Hiệp Hội nước mắm Việt Nam, Hiệp Hội thực phẩm chức năng Việt Nam; các chuyên gia, nhà khoa học trong ngành thực phẩm cùng gần 400 doanh nghiệp sản xuất chế biến trong nước và các doanh nghiệp hàng đầu trong cung ứng nguyên liệu, phụ gia trên toàn cầu.

Qua việc đánh giá tổng thể trong các báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm hằng năm của Bộ Y tế, nhìn chung, tình trạng sản xuất thực phẩm không an toàn vẫn diễn biến phức tạp. Hội thảo kỳ vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải đáp những vấn đề trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Quảng cạnh Hội thảo “Giải pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm và hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2023”.

Theo thông tin được đưa ra tại hội thảo, trung bình mỗi năm, cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và phát hiện gần 30.000 trường hợp vi phạm; đồng thời tiêu hủy sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm phụ gia, thực phẩm hết hạn, không bảo đảm an toàn của gần 4.000 cơ sở, nộp ngân sách nhà nước lên đến 50 tỷ đồng trong giai đoạn 2017-2022.

Việc đánh giá tổng thể trong các báo cáo về vệ sinh, an toàn thực phẩm hằng năm của Bộ Y tế, nhìn chung, tình trạng sản xuất thực phẩm không bảo đảm an toàn vẫn diễn biến phức tạp. Việc sản xuất, tiêu thụ thực phẩm “bẩn” không chỉ đe dọa đến sức khỏe cộng đồng mà còn có tác động rất xấu đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể, việc sản xuất thực phẩm “bẩn” sẽ khiến cho ngành công nghiệp thực phẩm gặp khó khăn, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, gây ra sự bất công đối với các nhà sản xuất uy tín, trách nhiệm.

Theo Tiến sĩ Lê Văn Giang, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, muốn ngăn chặn thực trạng này cần phải có những giải pháp phù hợp để quản lý. Thời gian qua, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam đã xây dựng các luận cứ, đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật để khẳng định và công bố những sản phẩm thực sự an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cần phải ứng dụng khoa học kỹ thuật để chỉ ra các mức độ giới hạn an toàn tuyệt đối cho phép của thực phẩm đối với sức khỏe con người. Khoa học kỹ thuật ứng dụng trong thực phẩm phải bước vào các quy trình sản xuất, chế biến của doanh nghiệp, của cơ sở để phòng ngừa, gạt bỏ các mối nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm.

Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trung bình mỗi năm, cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và phát hiện gần 30.000 trường hợp vi phạm. (ảnh minh họa)

Ngay trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm. Đồng thời, xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng.

An toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà. Đặc biệt, là vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Cần ngăn chặn cho các hành động tiếp tay cho thực phẩm bẩn, tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho toàn xã hội biết, hiểu, thực hiện theo các Quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm./.

Duy Phong

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất