Mục tiêu của đề án đến năm 2020 là 100% các trường ĐH-CĐ triển khai công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; 100% sinh viên các trường ĐH-CĐ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khởi nghiệp, trước khi tốt nghiệp. Mỗi trường có tối thiểu từ 1-2 cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Xây dựng hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp tại các trường ĐH-CĐ.
Đề án cũng sẽ hỗ trợ thí điểm xây dựng 3 trung tâm kết nối cung cầu khởi nghiệp trong trường đại học tại 3 khu vực; xây dựng và vận hành Cổng thông tin hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp quốc gia, hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên và hỗ trợ tạo việc làm cho sinh viên. Hỗ trợ 100 dự án khởi nghiệp của sinh viên. 30% ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm. Bên cạnh đó, thành lập Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp cấp bộ và cấp trường. Định hướng đến năm 2025 là 100% sinh viên các trường ĐH-CĐ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khởi nghiệp từ năm thứ nhất. Phấn đấu cả nước có 10 trung tâm kết nối cung cầu khởi nghiệp trong trường đại học… Tổng kinh phí để thực hiện đề án dự kiến là 239,2 tỷ đồng. Trong đó, Ngân sách Nhà nước cấp cho các bộ, ngành trung ương là 140 tỷ đồng. Ngân sách xã hội hóa, nguồn vốn ODA là 99,2 tỷ đồng.
Theo SGGP