Thứ Tư, 25/9/2024
Môi trường
Thứ Bảy, 21/5/2011 20:48'(GMT+7)

Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp gây hại

 Kết luận được đưa ra sau cuộc họp về định hướng phát triển của dự án thủy điện của Trung Quốc.

Người chủ trì phiên họp – Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khẳng định “Mặc dù dự án Tam Điệp đã mang lại lợi ích to lớn trên nhiều mặt, nhưng chúng ta không thể bỏ qua việc bảo vệ sinh thái, ngăn ngừa tai biến địa chất và cần phải nhanh chóng di chuyển người dân địa phương sống xung quanh một cách khẩn trương”.

Tuần trước, Văn phòng Quản lý Vận tải Đường thủy trên sông Dương Tử (Trung Quốc) đã quyết định cấm tàu bè lưu thông trên đoạn sông dài 151km từ Vũ Hán đến Nhạc Dương vì nước quá cạn, chỗ sâu nhất chỉ còn khoảng 3m. Đoạn sông này bình thường rộng tới 150m, nhưng nay đã bị thu nhỏ lại rất nhiều. Chỗ hẹp nhất còn chưa đầy 50m.

Đây là đợt hạn hán nghiêm trọng đầu tiên ở khu vực này trong nửa thế kỷ qua, kéo mực nước sông Dương Tử xuống thấp nhất kể từ năm 2003. Tại các tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam, số người không có nước sạch để sử dụng đã lên đến hơn 700.000. Gần 1 triệu hecta đất nông nghiệp đang hạn nặng, đe dọa mất mùa trên diện rộng.

Đập Tam Điệp được xây dựng vào đầu năm 1993 với nguồn vốn 22,5 tỷ USD trên sông Dương Tử. Các nhà chức trách đã từng ca ngợi con đập này như một giải pháp cho bài toán năng lượng quốc gia và cũng là một cách để chế ngự sông Dương Tử - con sông dài nhất Trung Quốc, là nỗi ám ảnh của người dân vào mùa mưa lũ.

Trong một diễn biến khác, ngày 16/5/2011, tờ Nikkei của Nhật Bản cho biết Trung Quốc đang đẩy mạnh các kế hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện ở Myanmar, Lào và Campuchia nhằm giúp nước này đáp ứng nhu cầu điện năng đang gia tăng do sự phát triển kinh tế của khu vực phía Nam Trung Quốc.

Theo nhật báo trên, các công ty Trung Quốc dự định sẽ đầu tư khoảng 48 tỷ USD để xây dựng các nhà máy điện với tổng sản lượng lên tới 32 triệu KW trong 15 năm tới. Cùng với việc cho phép Trung Quốc mua điện từ các nhà máy này, các dự án này sẽ hỗ trợ về mặt hạ tầng cho các doanh nghiệp Trung Quốc đang di chuyển sang khu vực Đông Nam Á.

Theo Bee
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất