(TG) - Truyền thông mới đang dẫn đầu xu thế truyền thông ở Trung Quốc.
Để không bị tụt lại phía sau, truyền thông truyền thống của đất
nước gần 1,5 tỷ dân này đang học cách thích ứng và hợp tác.
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG LÀ…
MỘT BỘ PHẬN CỦA CƠ THỂ!
Trong một thập kỷ qua,
Trung Quốc đã trở thành
“quốc gia màn hình”
theo cách gọi của giới nghiên
cứu truyền thông khi mà đa số
người dân Trung Quốc coi điện
thoại di động như một “vật bất
li thân” hay nói một cách vui vẻ
theo cách của họ là: như một bộ
phận của cơ thể, rất quan trọng,
không thể thiếu. Một nhân viên
Trung Quốc đi làm quên điện
thoại thì việc đầu tiên là phải xin
nghỉ để về nhà lấy. Vấn đề không
phải là ý thức hay thói quen, mà
ở chỗ, các ứng dụng công nghệ
sử dụng bằng điện thoại đang
tham gia vào nhịp sống hằng
ngày của người dân nước này.
Điện thoại di động là nơi lưu
các mã, các app (ứng dụng) cho
phép người dùng quét mã tài
khoản khi muốn đi lại bằng dịch
vụ xe đạp, đi tàu điện ngầm hay
để thanh toán các dịch vụ khác.
Nếu thiếu điện thoại, người ta sẽ
cảm thấy bị động và rắc rối trong
cuộc sống.
Hơn 2 tháng qua, Trung Quốc
đã đưa việc thanh toán điện tử
thành ứng dụng rộng rãi. Tại Cố
Cung hay Ngõ cổ Nam La, nơi
người Trung Quốc gọi là cánh
cửa để quay về với quá khứ, hay
bất cứ nơi nào trên đường phố
Bắc Kinh, bạn có thể mua một
chiếc bánh bao, một xiên táo đỏ
bọc đường hay một ly cà phê chỉ
với chiếc điện thoại lưu mã QR,
thanh toán qua tài khoản mà
không cần mang theo tiền mặt.
NẾU BẠN NÓI CHUYỆN
KHÔNG HẤP DẪN, NGƯỜI
TA SẼ XEM WECHAT
Truyền thông mới bùng nổ
mạnh mẽ ở Trung Quốc từ sau
2010 với sự dẫn đầu của những
tập đoàn công nghệ như Alibaba,
Tencent… Do vậy, mặc dù chặn
sử dụng các mạng xã hội như
Facebook, Twitter hay Youtube
nhưng Trung Quốc lại phát triển
những nền tảng mạng xã hội
riêng như Weibo và Wechat.
Giáo sư Đồng Quan Bằng, Đại
học Truyền thông Trung Quốc,
Chủ nhiệm Ủy ban học thuật
Viện nghiên cứu Truyền thông
và Quan hệ công chúng chia sẻ
với những người làm báo đến từ
Việt Nam: “Một người “lười” viết
blog như tôi có 5 trăm nghìn fan
theo dõi trên tiểu blog, còn bạn tôi, hoạt động trong lĩnh vực
môi trường, rất chăm viết các
bài liên quan đến môi trường
hiện có 5 triệu người theo dõi.
Chính phủ không can thiệp
chúng tôi viết gì bởi vì chúng tôi
hiểu rõ mình làm gì và không
được làm gì. Rõ ràng, những
thông tin được cá nhân hóa có
sức hấp dẫn rất đặc biệt”.
Trong một bài phát biểu tại
hội nghị toàn quốc vào tháng
8 năm 2013 về tuyên truyền và
tư tưởng làm việc, người đứng
đầu Nhà nước Trung Quốc Tập
Cận Bình nói rằng, để đáp ứng
với những thay đổi của thế
giới, Trung Quốc cần lan truyền
những ý tưởng và những quan
điểm mới và nhấn mạnh sự
cần thiết tăng cường vùng phủ
sóng truyền thông. Tháng 8 năm
2014, ông Tập Cận Bình đưa ra
chiến lược quản lý các phương
tiện truyền thông mới của Trung
Quốc khi xác định cần tạo ra một
phương tiện truyền thông chính
thống kiểu mới, mạnh mẽ, có có
ảnh hưởng và đáng tin cậy, được
tích hợp trong một cách tiếp cận
đa nền tảng.
Trung Quốc hiện có 2.000
kênh trên các Đài Truyền hình
phục vụ cho hơn 1 tỷ dân. Tuy
nhiên, truyền hình vẫn không
phải là lĩnh vực phát triển
nhanh nhất, dẫn đầu xu thế
mới mà chính là truyền thông
mới. Nếu bạn nói “Tôi đang xem
truyền hình”, nhiều người Trung
Quốc sẽ nói đùa rằng như thế
là bạn đã “có tuổi” rồi đấy. Một
nghiên cứu của truyền thông
Trung Quốc cho hay, hiện nay,
tuổi trung bình của người xem
truyền hình ở Trung Quốc là
38. Người đọc sách, báo, tạp chí
là từ 44 tuổi trở ra. Và từ 0 đến
100 tuổi thì… đều yêu thích điện
thoại di động.
Một nghiên cứu được thực
hiện bởi IAB và Ủy ban quảng
cáo của Trung Quốc IIACC nhận
định, vai trò của điện thoại di
động trong truyền thông ảnh
hưởng tới người dùng Trung
Quốc lớn hơn người dùng ở
Mỹ. Nghiên cứu cho hay, hơn
1/5 số người được hỏi ở Trung
Quốc cho biết họ đã dành 3 giờ
hoặc hơn mỗi ngày để truy cập
điện thoại thông minh. Hơn 1/4
người dùng smartphone ở Trung
Quốc cho hay họ ít xem truyền
hình và giảm tiêu thụ báo in bởi
sự chia sẻ với những tiện ích
trên điện thoại di động (khoảng
28,27%). Điều đó cho thấy, tiêu
thụ phương tiện truyền thông
bị ảnh hưởng bởi smartphone.
Những xu hướng này đã được
nghiên cứu và nắm bắt bởi các
công ty công nghệ và báo chí,
truyền thông Trung Quốc. Họ
gọi truyền thông trên điện thoại
di động là truyền thông mới,
truyền thông do người dùng tạo
ra. Và đó là một thách thức với
giới truyền thông truyền thống.
Giáo sư Đồng Quan Bằng cho
hay, chúng tôi gọi đây là “Thời
đại quan tâm ba phút”. Đó không
phải là câu nói vui hay một khái
quát hài hước mà là một sự thật được rút ra từ những nghiên cứu
tâm lý người dùng và nó chi phối
cách người ta tương tác, truyền
thông trên nhiều lĩnh vực. Có
những chương trình phát thanh
đã thích ứng bằng cách sau 3
phút thông tin là phát một đoạn
nhạc, bài hát. Trong phim điện
ảnh, sau 3 phút thay đổi phân
cảnh để thu hút sự chú ý. Khi
quan chức trả lời trước báo chí,
sau 3 phút diễn thuyết, họ sẽ tự
điều chỉnh để giữ được sự chú
ý của người nghe. Đó cũng là lý
do các video clip ngắn đang rất
được ưa chuộng ở Trung Quốc.
Giới truyền thông nói: “Nếu bạn
“kể chuyện” không hấp dẫn, cẩn
thận đấy, người ta sẽ chuyển
sang xem Wechat”.
“PHÂN CÔNG HỢP TÁC”
Để thích ứng với sự cạnh
tranh từ truyền thông mới, để
lấy lại thị phần công chúng,
truyền thông truyền thống ở
Trung Quốc đang hòa nhập theo
xu thế đa phương tiện. Họ phối
hợp với nhau, hợp nhất một số
đơn vị truyền thông lớn. Cơ quan
truyền thông mới hợp nhất Đài
Truyền hình Trung ương Trung
Quốc (CCTV), Đài Phát thanh
Quốc tế Trung Quốc (CRI) và Đài
Phát thanh Quốc gia Trung Quốc
(CNR) thành Đài Phát thanh -
Truyền hình Trung ương Trung
Quốc. Ở cấp huyện, Trung Quốc
cũng đã thành lập các trung tâm
truyền thông đa phương tiện, xử
lý các công nghệ dữ liệu lớn và
kết nối các thiết bị gia đình vào
mạng. Dự tính, đến năm 2020, ô
tô do Trung Quốc sản xuất sẽ tự
kết nối vào mạng đài phát thanh
và truyền hình.
Nhân dân Nhật báo - cơ
quan của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
là điển hình của việc chuyển
đổi thành công, bắt nhịp cùng
truyền thông mới. Tại dinh cơ
30 tầng trông như một tòa lầu
của một doanh nghiệp mới
và hiện đại, Trung tâm truyền
thông mới nằm ở tầng thứ 14.
Hiểu ngắn gọn, đây là khu điều
hành các app công bố thông tin,
thiết kế các chủ đề và sản xuất
các chương trình trực tiếp trên
các trang mạng của Nhân dân
trên mạng xã hội, trước chỉ là
một bộ phận nhỏ, chuyên sản
xuất clip ngắn, giờ đây được
tách thành một trung tâm hiện
đại và năng động bậc nhất tòa
báo. Từ năm 2012, Nhân dân đã
bắt tay sản xuất các app di động
trên mạng xã hội, chủ yếu là trên
Weibo và Wechat. Tại phòng họp
lớn của Trung tâm, màn hình dữ
liệu lớn chạy hết tường chính
của căn phòng, cập nhật thống
kê dữ liệu số người dùng, các
xu hướng, sở thích, cảm xúc...
người dùng thể hiện qua cách
họ theo dõi nội dung. Việc phân
tích hiệu quả truyền thông dựa
trên những con số dữ liệu được
cập nhật hàng giây và điều
chỉnh ngay lập tức trong sản
xuất nội dung. Nhờ những đột
phá với truyền thông mới, trên
Weibo, Nhân dân đứng hàng đầu
các trang truyền thông được đọc
nhiều trên mạng xã hội. Cho đến
nay, các cơ quan báo chí quyền
lực nhất của Trung Quốc đều
đã đăng ký trang thông tin trên
Weibo, Weixin.
Người phụ trách Trung tâm
truyền thông mới của Nhân dân
cho hay, một vài hình thái của
sản phẩm truyền thông mới là: 1)
Yêu cầu tính tương tác cao. Năm
2017, Chủ tịch Tập Cận Bình đến
Truyền thông mới
phát triển trên nền tảng
công nghệ số nên thường
xuyên thay đổi theo mức
độ phát triển của công
nghệ. Truyền thông mới
thoát khỏi giới hạn của
các định dạng truyền
thông kiểu cũ như báo
giấy, tạp chí, truyền hình.
Một trong những ưu điểm
được cho là nổi bật của
truyền thông mới là cho
phép người dùng tự do
hơn trong cách lựa chọn
và công bố thông tin. Khi
đó, người sử dụng cũng
đồng thời là người “kể
chuyện” hay là người làm
truyền thông, nói cách
khác là: nhà báo công dân.
Mỗi một cá nhân có thể
thu thập, xử lý và công
bố thông tin trên trang cá
nhân của mình với nhiều
màu sắc và nhiều mục
đích khác nhau.
thăm Trụ sở Mạng Nhân dân và
được giới thiệu về tính năng này.
Trong dịp tết Nguyên tiêu, ông
đã mượn trang của Nhân dân
trên Weibo, Weixin để chuyển
lời chúc đến nhân dân Trung
Quốc. 2) Nhiều hình ảnh động,
tin tức dạng sơ đồ, clip ngắn. Xu
hướng clip ngắn đang rất phổ
biến ở Trung Quốc, và đối với
Trung tâm truyền thông mới của
Nhân dân, clip ngắn được xem
là sản phẩm chủ lực. 3) Các trang
truyền thông trên mạng chủ yếu
tập trung vào giới trẻ, gồm nhiều
thông tin giải trí hoặc hữu ích
với họ. Nhân dân vẫn định vị mình là một trang chính thống
của Nhà nước Trung Hoa, tập
trung chủ yếu vào chính luận
và thời sự. Nhưng các kênh phát
sóng khác nhau với những nội
dung linh hoạt, phong phú đang
mở rộng đối tượng công chúng
trẻ một cách khá hiệu quả. Thậm
chí, họ khẳng định, các kênh
phủ sóng nhiều, đa dạng, phong
phú và linh hoạt về nội dung,
cách thể hiện nên cũng tạo hiệu
ứng, khiến người trẻ khá quan
tâm theo dõi chính luận và thời
sự. 4) Có nhiều app thú vị khiến
người dùng cảm thấy bị hấp dẫn.
Năm ngoái, hơn một tỷ người đã
vào trang mạng của Nhân dân
chỉ để tham gia một ứng dụng
cho những bức ảnh người dùng
trong trang phục quân đội ngay
trên app của trang.
Một vấn đề thách thức khác
đặt ra trong thời đại truyền
thông mới là yếu tố nội dung
của sản phẩm liên quan đến
vấn đề nhân sự. Theo Giáo sư
Đồng Quan Bằng, bài học, kinh
nghiệm rút ra cho truyền thông
Trung Quốc sau nhiều năm là:
Nội dung sản xuất phải luôn là
hàng đầu. Ông cho hay, có một
giai đoạn vì đề cao công nghệ,
người làm truyền thông xem
nhẹ nội dung, cho rằng nội dung
không phải là chính mà kênh phát mới là chính, do đó, người
ta đã bỏ rất nhiều tiền để đầu tư
công nghệ. Đồng thời, cũng giảm
số lượng các nhân viên sản xuất
nội dung. Nhưng sau đó, nội
dung vì không hấp dẫn nên hiệu
quả kém. “Chúng tôi hiểu rằng,
nội dung tốt, kênh tốt thì mới
thành công” – ông Đồng Quan
Bằng nói. Giờ đây, truyền thông
Trung Quốc sẵn sàng chi trả
lương cao cho những người sản
xuất nội dung song truyền thông
nhà nước lại vấp phải sự canh
tranh về nhân lực từ các công
ty công nghệ. Họ đầu tư công
nghệ và cần những người làm
nội dung tốt để tích hợp các sản
phẩm và các ứng dụng trên điện
thoại di động và internet. Những
biên tập viên giỏi của những cơ
quan báo chí lớn có thể sẽ bị
hấp dẫn bởi mức lương cao gấp
nhiều lần từ những lời mời gọi
của các Tập đoàn công nghệ lớn
như Alibaba hay Tencent.
Từ câu chuyện về nội dung,
Giáo sư Đồng Quan Bằng cho hay,
Trung Quốc đang bước vào cuộc
cải cách nhân sự to lớn trong lĩnh
vực truyền thông. “Sau 40 năm
cải cách và mở cửa, chúng tôi kết
luận: Nhân tài vẫn là then chốt.
Giờ đây, chúng tôi muốn nhân
viên truyền thông truyền thống
sẽ phải có thu nhập bằng nhân
viên truyền thông mới”. Giáo sư
Bằng dự báo xu hướng giữa các
cơ quan truyền thông truyền
thống và truyền thông mới sẽ có
sự “bắt tay”. Nhân tài sản xuất
nội dung vẫn có thể vừa làm việc
tại cơ quan truyền thông truyền
thống vừa có thể hợp tác theo
yêu cầu của các tập đoàn làm
công nghệ truyền thông và nhận
lương “khủng” của họ. Đó gọi là
sự “phân công hợp tác”.
Thu Thanh