Chủ Nhật, 17/11/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 17/7/2009 6:49'(GMT+7)

“Ưu tiên giảm khí CO2 có hại cho các thành phố phương Nam”

Sơ đồ sử dụng nhiên liệu sinh học B5, một loại nhiên liệu được pha trộn 5% dầu cọ chiết xuất và 95% dầu điêden thông thường. Loại nhiên liệu này sẽ giúp giảm khí thải CO2 ra môi trường.

Sơ đồ sử dụng nhiên liệu sinh học B5, một loại nhiên liệu được pha trộn 5% dầu cọ chiết xuất và 95% dầu điêden thông thường. Loại nhiên liệu này sẽ giúp giảm khí thải CO2 ra môi trường.

Là nhà nghiên cứu và là cựu thành viên của Nhóm liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC), ông David Satterthwaite vừa công bố cho Ngân hàng thế giới một nghiên cứu về “Những tác động xã hội của thay đổi khí hậu tại các khu đô thị của các nước nghèo”.
Một vài tháng trước hội nghị thượng đỉnh tại Copenhague diễn ra vào tháng 12 tới nhằm đề ra phần tiếp theo cho nghị định thư Kyoto, trong khi các cuộc thảo luận không ngừng gia tăng giữa các nước giàu và các nước mới nổi, ông David Satterthwaite đã kêu gọi giúp đỡ các thành phố của những nước nghèo thích nghi với hậu quả của thay đổi khí hậu.

Điều gì không tiến triển liên quan đến cuộc chiến chống lại khí hậu thay đổi tại thành phố của các nước đang phát triển?

Các nước giàu và các tổ chức quốc tế nhấn mạnh đến việc giảm khí hậu nóng lên thông qua giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng trong phần lớn các thành phố của những nước nghèo thì đôi khi không đúng và không hiệu quả. Không đúng, bởi vì dân cư thành thị có nguy cơ hứng chịu những rủi ro về khí hậu nhất lại góp phần rất ít vào việc làm cho khí hậu nóng lên. Không hiệu quả, bởi vì tại các thành phố này không có gì lớn lao để giảm! Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của họ là rất ít. Muốn cho họ tránh rủi ro thậm chí là kìm hãm sự phát triển tại đất nước họ.

Điều khẩn thiết thực sự đối với các nước nghèo, đó là thích nghi với các hậu quả của thay đổi khí hậu, chứ không phải là chiến đấu chống lại các hậu quả của biến đổi khí hậu. Thế nhưng một số thành phố của các nước trên lại thích đề ra các chiến lược giảm khí CO2. Điều này mang lại cho họ một hình ảnh quốc tế tích cực và một tấm vé tham gia câu lạc bộ các thành phố phương Bắc.

Sự thích nghi này dựa vào điều gì?

Cần phải nghiên cứu kỹ người dân đang sống trong các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng. Người dân ở đó có nguy cơ thiếu cơ sở hạ tầng, không có phương tiện phòng tránh hay hạn chế tác động của thay đổi khí hậu. Người dân nghèo nhất lại ở trong những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất, như các khu vực lụt lội hay sườn dốc không ổn định, bởi đó là những vùng duy nhất họ có thể có được. Và họ do dự dời bỏ những nơi đó bởi vì sợ rằng không thể quay trở lại do sở hữu bất hợp pháp.

Điều này dẫn đến các công trình xây dựng tại đó chỉ mang tính tạm thời, thiếu nước sạch, phương tiện lọc nước, điện, thu gom rác thải cũng như những tác nhân dễ bị tổn thương do khí hậu thay đổi. Chính vì những điều đó mà các chính sách thích nghi phải đáp ứng được. Mức giá cho những vấn đề trên bị dự liệu thấp: bạn muốn thích nghi những cơ sở hạ tầng chưa có như thế nào?

Kế hoạch về khí hậu và kế hoạch phát triển sẽ cần phải thực hiện như nhau?

Đúng, việc thích nghi với thay đổi khí hậu còn được các tổ chức quốc tế xem như một vấn đề về môi trường. Thế nhưng thâm hụt thích nghi không là gì so với thâm hụt phát triển. Nếu các chính sách liên quan đến khí hậu không được thực hiện một cách tích cực tại các nước nghèo nhất thì sẽ gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng.

Có rất nhiều ví dụ về các kế hoạch môi trường chỉ phục vụ cho lợi ích của các nước giàu nhất hay bao gồm những giải pháp “chống lại các nước nghèo”. Chúng ta cũng thấy những khu dân cư nghèo khổ bị dẹp bỏ và các cộng đồng dân cư dễ bị thương tổn, bị xua đuổi khỏi nhà của họ với lý do họ chiếm các vùng đất có nguy cơ gây thiệt hại, song thực tế lại vì những lý do chính trị. Ví dụ ở Bombay hay Mombassa, có rất nhiều khu vực người nghèo sinh sống bị ngập lụt song cũng bị dòm ngó vì những hoạt động bất động sản và du lịch sang trọng.

Ai có phương tiện để áp dụng các chính sách trên?

Đây không phải là một vấn đề về tiền bạc. Tại các nước đang phát triển, chính quyền không có khả năng quản lý những rủi ro trên. Việc nâng cao năng lực sẽ mất rất nhiều thời gian. Song có rất ít chính phủ dựa vào người dân và các yếu tố địa phương mặc dù đó lại là cách thức vận hành tốt nhất.

Ở Ấn Độ, Thái Lan, Malawi, Kenya, Philippin và các nơi khác, các tổ chức dân cư nghèo hay vô gia cư do phụ nữ lãnh đạo, thì việc thu hút đầu tư, tài trợ, quản lý các thiết bị, các dịch vụ đô thị và chỗ ở, hiệu quả và tốt hơn các tổ chức của chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ. Sự quản lý của họ nhằm phát triển theo nghĩa đáp ứng các thách thức của thay đổi khí hậu. Các tổ chức quốc tế phải học làm việc với các tổ chức trên, không kể đến mọi cuộc chuyển dịch.

Đô thị hoá tại các thành phố nghèo

Đô thị hoá. Các thành phố ở các nước đang phát triển tiếp nhận 70 triệu người mới/năm. Dân cư đô thị của các nước này từ nay đến năm 2050 sẽ tăng gấp hai lần. 5,3 tỷ người sẽ sống tại các thành phố, trong đó 80% tại các nước nghèo.

Phát triển. Một tỷ người sống tại các khu dân cư nghèo khổ độc hại. Theo Liên Hợp Quốc, họ có thể sẽ tăng đến 2 tỷ người từ nay đến năm 2030. Dân cư đô thị sống trong những căn nhà ổ chuột chiếm 99% ở Êthiôpia và Tchad, 92% ở Nêpan…

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất