Thứ Tư, 2/10/2024
Kinh tế
Thứ Bảy, 24/12/2011 15:11'(GMT+7)

Văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam – Từ tầm nhìn đến giải pháp

Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì buổi tọa đàm. Ảnh Thu Hằng

Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì buổi tọa đàm. Ảnh Thu Hằng

Ngày 24/12, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (Ban Tuyên giáo Trung ương) tổ chức tọa đàm Văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam – Từ tầm nhìn đến giải pháp.

Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Nguyễn Viết Thảo, Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đồng chí Đào Duy Quát, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương chủ trì buổi tọa đàm.

Trước yêu cầu đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội, ngày 31/7/2009, Bộ Chính trị đã có Thông báo số 264-TB/TW về việc tổ chức Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Mục đích của Cuộc vận động là phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trong lời phát biểu khai mạc, đồng chí Đào Duy Quát nhấn mạnh, bản chất của Cuộc vận động này là cuộc vận động văn hóa – cuộc vận động xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Để đẩy mạnh hiệu quả Cuộc vận động xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, cần xác định rõ những thành tố chủ yếu của nội hàm văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, thực trạng văn hóa tiêu dùng và những giải pháp đồng bộ khả thi để xây dựng phát triểu sâu rộng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam phải là sự thể hiện các giá trị văn hóa của người Việt Nam trong tiêu dùng cá nhân và trong tiêu dùng sản xuất.

Buổi tọa đàm đã tập hợp các ý kiến của các nhà văn hóa, các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam, phân tích nguyên nhân và đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới nhằm hướng tới xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ Việt Nam trên thị trường Việt Nam và hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và nền kinh tế thế giới.

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm


Một số giải pháp cơ bản để xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam trên cơ sở sở mối quan hệ giữa chính sách kinh tế trong văn hóa với chính sách văn hóa trong kinh tế được đưa ra trong buổi tọa đàm là:

- Phải có chính sách phát triển hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam, nghĩa là hàng hóa có chất lượng cao mang đặc trưng văn hóa Việt Nam, phù hợp với tâm lý, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam.

- Có chính sách ưu tiên lựa chọn địa điểm sản xuất, giải phóng mặt bằng xây dựng doanh nghiệp thuận lợi cho việc sử dụng nguyên liệu, lao động và phân phối sản xuất. Đặc biệt quan tâm đến chính sách bảo hộ hàng nội địa và lành mạnh hóa thị trường nội địa bằng việc chống hàng ngoại xâm nhập trái phép do buôn lậu hoặc buôn gian bán lận thương mại, chống sản xuất hàng giả, hàng kém phẩm chất tung ra thị trường.

- Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nội địa cần đến những giải pháp đồng bộ gắn với sản xuất thị trường trong nước.

- Người tiêu dùng Việt Nam cần nâng cao ý thức dân tộc trong việc tiêu dùng hàng Việt Nam.

- Cần biểu dương các doanh nghiệp đã sản xuất và phân phối hàng hóa nội địa bằng nhiều hình thức vinh danh khác nhau. Các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội cần có sự hướng dẫn tiêu dùng hàng Việt Nam cho các thành viên của mình.

PV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất