Thứ Hai, 9/12/2024
Văn hóa
Thứ Ba, 28/7/2020 10:7'(GMT+7)

Văn học, nghệ thuật đồng hành, nâng bước sự nghiệp đổi mới đất nước

Một cảnh trong vở kịch hát "Hoa lửa Truông Bồn". Kịch bản: PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ; Đạo diễn: NSND. Lê Hùng. (Ảnh minh họa).

Một cảnh trong vở kịch hát "Hoa lửa Truông Bồn". Kịch bản: PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ; Đạo diễn: NSND. Lê Hùng. (Ảnh minh họa).

Những thành tựu của văn học, nghệ thuật thời kỳ đổi mới đã được Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X khẳng định: “Nhìn tổng thể, văn học, nghệ thuật đã nắm bắt được dòng mạch chính là chủ nghĩa yêu nước và nhân dân, gắn bó với dân tộc, nỗ lực phản ánh chân thực cuộc đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, có nhiều tác phẩm tốt trong tất cả các loại hình nghệ thuật từ văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật đến nhiếp ảnh, múa, kiến trúc... thể hiện qua những đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng và những vấn đề thời sự của đất nước. Chủ nghĩa nhân văn, phẩm chất nhân đạo được phát huy và đề cao. Văn học, nghệ thuật đã cố gắng phát hiện, khẳng định các nhân tố mới, tham gia cuộc đấu tranh lên án cái xấu, cái ác, sự biến chất, thoái hóa về nhân cách, đời sống và đạo đức trong một bộ phận xã hội”. Đây là những đánh giá chính xác, khách quan và tổng quát về thực tiễn phát triển văn học, nghệ thuật trong mấy chục năm qua.

Đến nay, chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, sâu rộng đất nước và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Những thành quả to lớn, quý báu ấy của sự nghiệp đổi mới gắn liền với tầm nhìn, bản lĩnh chính trị, đường lối đúng đắn của Đảng ta và nỗ lực vượt bậc của các tầng lớp nhân dân. Trong lĩnh vực sáng tạo văn học, nghệ thuật, điều quan trọng nhất là đại bộ phận văn nghệ sĩ, trí thức luôn gắn bó sâu sắc với đất nước và nhân dân, trăn trở với sự nghiệp đổi mới của Đảng, của dân tộc. Ở đây, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn rằng, muốn viết hay, viết đúng, viết sâu về sự nghiệp đổi mới của đất nước, trước hết người cầm bút phải biết sống đẹp, phải biết hài hòa tư cách công dân và tư cách nghệ sĩ. Nhận thức trong nghệ thuật không đơn thuần là nhận thức lý tính mà còn là nhận thức bằng toàn bộ tâm hồn, trái tim đầy trách nhiệm của nghệ sĩ. Kinh nghiệm từ thực tiễn sáng tạo văn học, nghệ thuật của dân tộc và nhân loại cho thấy, chỉ khi nghệ sĩ dám sống đến cùng vì đất nước và nhân dân, phát huy tối đa tài năng nghệ thuật của mình thì nhất định sẽ có những tác phẩm nghệ thuật ưu tú, có thể ngang tầm thời đại. Trong mấy chục năm qua, về cơ bản, văn học, nghệ thuật của ta đã bắt nhịp được với cuộc sống sôi động của sự nghiệp đổi mới, phản ánh được khát vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại. Văn học, nghệ thuật thời kỳ đổi mới mở rộng hơn về biên độ sáng tạo, về tư duy nghệ thuật, về quan niệm nhân sinh, vừa cố gắng phản ánh được những mặt tích cực của thực tiễn đổi mới, vừa kịp thời đấu tranh phê phán sự xuống cấp về đạo đức xã hội, sự suy thoái tư tưởng và biến chất của con người trong điều kiện kinh tế thị trường. Hiện nay, vấn đề đạo đức xã hội là vấn đề đặc biệt quan trọng. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta đã nhiều lần cảnh báo về nạn tham nhũng, tệ cửa quyền, nguy cơ suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, coi đó là những nguy cơ cần phải nhanh chóng đẩy lùi. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về vấn đề này thêm một lần nữa khẳng định tư duy chính trị, văn hóa, tầm nhìn của Đảng.

Văn học, nghệ thuật, với tư cách là phương thức quan trọng của công tác tư tưởng, cần phát huy tốt hơn nữa sự sắc bén, hiệu quả vốn có trên mặt trận tư tưởng và văn hóa. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là những chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Cùng với chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta luôn coi trọng tự do sáng tạo của nghệ sĩ, tôn trọng cá tính của người cầm bút, chăm sóc, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật, đồng thời, Đảng cũng yêu cầu nghệ sĩ có trách nhiệm hơn nữa đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Tinh thần dân chủ xã hội, thái độ coi trọng không gian tinh thần sáng tạo của nghệ sĩ chính là điều kiện giúp cho văn học, nghệ thuật thời gian qua đa dạng về khuynh hướng, phong cách, diện mạo và giọng điệu. Có thể khái quát văn học thời kỳ đổi mới phát triển theo ba khuynh hướng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, khuynh hướng ngợi ca các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, ca ngợi Đảng, Bác Hồ và nhân dân anh hùng trên tinh thần nhận thức lịch sử một cách biện chứng, sâu sắc. Độ lùi thời gian cũng như sự thay đổi về khoảng cách thẩm mỹ, thái độ chiêm nghiệm và ý thức văn hóa, sự đổi mới về bút pháp và cách tân nghệ thuật đã giúp cho các cây bút thử sức trong lĩnh vực này có nhiều phát hiện đáng chú ý, góp phần khẳng định những giá trị lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc là không thể “giải thiêng”, không thể đánh mờ hay xóa bỏ. Đây chính là cái nhìn khách quan về quá khứ, là sự tôn trọng lịch sử xa và lịch sử gần một cách đúng đắn và cần thiết của người cầm bút. Hiểu lịch sử và cảm nhận lịch sử một cách đúng đắn cũng chính là điều kiện để hiểu sâu hơn về hiện tại và tương lai.

Thứ hai, khuynh hướng đi sâu miêu tả, phân tích những vấn đề nóng bỏng của đời sống đương đại. Trong hơn ba mươi năm đổi mới, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật đã khắc họa một cách sinh động con người Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại, đồng thời, đề cập đến nhiều vấn đề bức thiết của xã hội đương đại như đô thị hóa, tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, sự tha hóa nhân cách, đảo lộn giá trị đời sống, sự biến đổi môi trường sinh thái... Văn học, nghệ thuật cũng đã lên tiếng mạnh mẽ, đanh thép khi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm. Nhiều phương diện mới mẻ, bí ẩn trong tâm hồn con người trước đây chưa được quan tâm hoặc bị xem nhẹ nay đã được chú ý một cách thích đáng hơn. Trong các lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh,… nhiều nghệ sĩ đã có những tìm tòi đáng khích lệ nhằm thể hiện sâu hơn, toàn diện con người và đời sống đương đại. Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo vốn là truyền thống quý báu của dân tộc nay vẫn được phát huy và được miêu tả một cách sinh động, gắn với những yêu cầu mới về con người Việt Nam trong thời đại ngày nay: giàu khát vọng sáng tạo, coi trọng hiệu quả lao động, tác phong hiện đại và lối sống công nghiệp, hài hòa với tự nhiên,...

Văn học, nghệ thuật cũng đã lên tiếng mạnh mẽ, đanh thép khi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm. Nhiều phương diện mới mẻ, bí ẩn trong tâm hồn con người trước đây chưa được quan tâm hoặc bị xem nhẹ nay đã được chú ý một cách thích đáng hơn. Trong các lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh,… nhiều nghệ sĩ đã có những tìm tòi đáng khích lệ nhằm thể hiện sâu hơn, toàn diện con người và đời sống đương đại.

Thứ ba, khuynh hướng văn học giải trí, văn học đại chúng. Đây là khuynh hướng phát triển mạnh mẽ trong thời đại ngày nay nhằm đáp ứng nhu cầu có thật của công chúng trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và xã hội công nghiệp. Xu hướng này đề cao chức năng giải trí, giúp con người giảm bớt áp lực của đời sống hiện đại. Tuy nhiên, đây là xu hướng dễ bị trượt sang “thương mại hóa”, người viết dễ chạy theo lối dễ dãi, “câu khách”, chiều theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận người đọc. Loại văn học đại chúng rất dễ bỏ qua hiệu quả xã hội mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, vì thế, nhiều tác phẩm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn theo quy luật “sớm nở tối tàn”. Thị trường văn học, nghệ thuật thời gian qua đã chứng kiến sự bùng phát của các ấn phẩm non yếu về nghệ thuật nhưng thu hút được số lượng người đọc khá đông đảo như ngôn tình, đam mỹ... Hiện tượng này đòi hỏi các cấp, các cơ quan quản lý văn học, nghệ thuật phải có sự quan tâm hơn nữa đến đời sống văn học, nghệ thuật và thị trường văn hóa.

Bên cạnh những khuynh hướng phát triển cơ bản trên, văn học, nghệ thuật nước ta hơn ba mươi năm qua cũng bộc lộ không ít hạn chế, bất cập đòi hỏi phải nhanh chóng nhận rõ và khắc phục một cách hiệu quả. Câu hỏi vì sao đến nay Việt Nam vẫn chưa có những tác phẩm đỉnh cao là câu hỏi khiến chúng ta phải trăn trở và suy nghĩ nghiêm túc. Thiết nghĩ, người trả lời câu hỏi ấy trước hết phải bắt đầu từ đội ngũ văn nghệ sĩ.

Song hành cùng lĩnh vực sáng tác, hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong hơn ba mươi năm qua cũng thu được kết quả và bài học quan trọng. Trước hết, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam đương đại về cơ bản, về nguyên tắc lấy hệ tư tưởng mác xít và quan điểm của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng chủ đạo, đồng thời, tiếp thu những thành tựu mỹ học mới và lý thuyết nghệ thuật mới của nhân loại một cách hợp lý. Bởi thế, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã đáp ứng được những yêu cầu quan trọng của yêu cầu đổi mới văn học theo hướng dân chủ, hiện đại, khoa học, nhân văn. Thực tiễn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật thời kỳ đổi mới cũng đã xử lý khá tốt vấn đề tiếp nhận và tiếp biến, từng bước tạo ra những đột phá từ tầm nhìn hiện đại.

Một đóng góp đáng chú ý trong thực tiễn hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật là các nhà lý luận, phê bình đã cố gắng bám sát đời sống văn học, nghệ thuật, kịp thời đấu tranh chống lại những quan điểm học thuật phi mác xít, ngụy biện và những biểu hiện tiêu cực trong đời sống văn học, nghệ thuật. Đội ngũ các nhà lý luận, phê bình đã có những nỗ lực đáng trân trọng để đổi mới nhận thức và đổi mới phương pháp tiếp cận, diễn ngôn lý luận, phê bình có nhiều thay đổi quan trọng theo hướng hiện đại, vượt qua những cảm nhận, lý giải chủ quan, cảm tính, đơn giản.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu như đã nói, văn học, nghệ thuật thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Trong lĩnh vực sáng tác, chưa có những sáng tạo tầm cỡ, tương xứng với sự nghiệp đổi mới. Tình trạng “thương mại hóa” nghệ thuật, chạy theo thị hiếu dễ dãi, tầm thường có nguy cơ lan rộng. Cá biệt, có những trường hợp viết nhằm mục đích “giải thiêng” lịch sử, nhận thức sai lệch và“hạ bệ thần tượng”, hời hợt và lệch lạc trong phản ánh hiện thực đời sống đa dạng, phong phú. Cách viết còn chậm đổi mới hoặc đổi mới cực đoan. Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật còn thụ động, chưa bắt kịp thực tiễn sáng tác, thiếu định hướng, thiếu tính chiến đấu với những biểu hiện tiêu cực. Đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình còn mỏng, nhiều người chưa cập nhật tri thức nghiên cứu hiện đại. Quản lý văn nghệ còn nhiều lúng túng, bất cập, kém hiệu quả, trong nhiều trường hợp còn máy móc, thụ động.

Để tiếp tục đưa văn học, nghệ thuật nước nhà phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thời gian qua, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết quan trọng, cùng với Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về văn học, nghệ thuật, ở nhiệm kỳ khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đây chính là quan điểm mang tính chỉ đạo, là nguyên tắc, cũng là không gian rộng lớn, đẹp đẽ nhằm thúc đẩy văn học, nghệ thuật - với tư cách là động lực tinh thần vô cùng to lớn và quan trọng của cả xã hội, phát triển. Mong muốn về một nền văn học, nghệ thuật “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “vươn tầm thời đại” với nhiều kết tinh tư tưởng và nghệ thuật cao đẹp là mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với đội ngũ văn nghệ sĩ. Để làm được điều cao cả đó, rất cần sự sáng tạo, lao động, cống hiến cao độ của người nghệ sĩ. Phải gắn bó máu thịt với sự nghiệp đổi mới, đi sâu vào thực tiễn, dám đổi mới một cách mạnh mẽ nhưng đúng đắn, tạo ra những tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật, tính nhân văn, lôi cuốn công chúng. Người nghệ sĩ phải không ngừng bám sát thực tiễn, sống cùng đất nước mình, nhân dân mình, như con ong ngày ngày tích lũy và trau dồi vốn sống, vốn văn hóa, trau dồi bản lĩnh và tài năng. Lao động nghệ thuật là một lĩnh vực đầy tinh tế, đòi hỏi sự sáng tạo cao độ và sự hy sinh thầm lặng. Tất cả vì Tổ quốc, vì nhân dân./.

PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ
Ủy viên Trung ương Đảng,
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam,
Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
Phản hồi

Các tin khác

Kiến tạo thể loại để phục dựng lịch sử trong biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75

Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2020) và 45 năm chiến thắng lịch sử (30/4/1975), đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tái bản lần thứ 5 có bổ sung cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Những tình tiết, sự việc mới rất có giá trị vừa được giải mật bổ sung nhằm hoàn thiện thêm những sự kiện lịch sử quan trọng trong cuốn sách và thêm 10 tài liệu nguyên bản được xem là tuyệt mật của phía chính quyền Sài Gòn trong thời khắc sụp đổ cuối cùng của chiến tranh lần đầu được công bố trong phần Phụ lục cuối sách, theo như Lời Nhà xuất bản và bộc bạch của tác giả, đã khiến tôi một lần nữa tìm đọc cuốn sách mới tái bản này. Quả thật, hai nội dung chính bổ sung trong lần tái bản này đã nâng tầm Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 xét về cả độ tin cậy và phong phú của các tài liệu, văn bản được viện dẫn khiến tác phẩm xứng đáng là một biên niên sử sống động, có giá trị cả về lịch sử - báo chí - văn chương và hấp dẫn người đọc về những giờ phút sụp đổ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn và chính thể Việt Nam Cộng hoà.

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất