Chủ Nhật, 13/10/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 6/4/2010 11:35'(GMT+7)

Về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta hiện nay

Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát triển ngành nghề tăng lên rõ rệt, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho nông dân. Giai đoạn 2000 - 2008, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân 4,5%/năm; so với năm 2000, giá trị công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 14,8%/năm, chiếm 28% cơ cấu giá trị sản xuất và 14% giá trị xuất khẩu toàn ngành công nghiệp cả nước. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển khá với trên 2 nghìn làng nghề; số hộ chuyển sang công nghiệp, dịch vụ là 3,46 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất 1à thủy lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn. Từ năm 2000 đến nay, màng lưới tưới tiêu của hệ thống thủy lợi đã tăng lên đáng kể; đến nay đã tưới tiêu chủ động cho hơn 83% diện tích gieo trồng có trên 1.100 cụm tuyến dân cư ở Đồng bằng Sông Cửu Long được xây dựng và phát huy tác dụng; gần 97% xã có đường ô tô đến trung tâm; 96,8% xã, 93,3% số hộ có điện lưới quốc gia; 100% xã có điện thoại cố định; hầu hết các xã có trường học, trạm y tế, trong đó hơn 40% số trường học được kiên cố hóa, 45% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 70% cư dân nông thôn có nước sinh hoạt vệ sinh; 100%số huyện có Trung tâm văn hóa, thể thao; 38,6% số xã, 36% số thôn có nhà văn hóa.

Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng được cải thiện. Năm 2007 thu nhập bình quân đầu người đạt 6,1 triệu đồng/người/năm,tăng 2,7 lần so với năm 2000. Công tác chăm sóc sức khỏe có nhiều tiến bộ, nhiều bệnh dịch nguy hiểm được phát hiện và khống chế kịp thời. Công tác phổ cập giáo dục được đẩy mạnh, con em các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách được miễn, giảm học phí và vay vốn để học tập. Hoạt động văn hóa, thể thao được quan tâm và phát triển hơn; xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả to lớn, đến năm 2008, về cơ bản đã xóa được đói, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn chỉ còn 16,2%. Hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy. Đến nay, 89% số thôn, bản có tổ chức đảng, 56% cán bộ, công chức xã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với các đoàn thể quần chúng đã tích cực trong giải quyết nhiều vấn đề ở nông thôn. Việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ngày càng đi vào nền nếp, góp phần quan trọng tạo nên sự đồng thuận ở nông thôn. Trình độ chính trị, kiến thức về sản xuất hàng hóa của nông dân được nâng lên, dần thích nghi với cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã có quy hoạch nhưng chất lượng chưa cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu.Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh; còn nhiều diện tích lúa, cà phê, màu chưa được tưới tiêu. Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 25%. Giao thông chất lương thấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thông chưa phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, phần lớn chưa đạt chuẩn quy định. Giao thông ở miền núi rất thiếu, so với nhu cầu đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế. Hệ thống lưới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lương thấp; quản lý lưới điện ở nông thôn còn yếu, tổn hao điện năng, cao (22-25%), nông dân phải chịu giá điện cao hơn giá trần Nhà nước quy định. Hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp (32,7%); còn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo; mức đạt chuẩn của nhà văn hóa và khu thể thao xã mới đạt 29,6%; hầu hết các thôn không có khu thể thao theo quy định. Tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp; có 77,6% số xã có điểm bưu điện văn hóa theo tiêu chuẩn, 22,5% số thôn có điểm truy cập Intemet. Cả nước hiện còn hơn 400 nghìn nhà ở tạm bợ (tranh, tre, nứa lá). Hầu hết nhà ở nông thôn được xây không có quy hoạch, quy chuẩn

.Đời sống cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao (năm 2008, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/hộ; nhưng chênh lệch thu nhập giữa 10% nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần). Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn cao (16,2%). Chưa hình thành một hệ thống an sinh xã hội thống nhất và thông suốt ở các vừng nông thôn; có khoảng 27% dân cư nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Hệ thống bảo hiểm sản xuất nông nghiệp chưa được hình thành. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn còn chậm (giai đoạn 2001- 2007, bình quân mỗi năm chuyển được khoảng 2% lao động sang công nghiệp). Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ sức yểm trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Kinh tế hộ phổ biến quy mô nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2 ha đất), kinh tế trang trại chỉ chiếm hơn 1% tông số hộ nông - lâm - ngư nghiệp cả nước. Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các xã đã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác nhưng hơạt động còn hình thức, có trên 54% số hợp tác xã hoạt động mức trung bình và yếu. Tổng mức đầu tư vào khu vực nông nghiệp còn thấp; có khoảng 16% đầu tư mới hằng năm của doanh nghiệp trong nước và gần 5% PDI đầu tư vào khu vực nông nghiệp. Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân thấp; những vấn đề xã hội ở nông thôn vẫn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc; bản sắc văn hóa dân tộc ngày bị mai một; tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng; tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp (khoảng 12,8%). Số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia thấp, một số trạm xá ở vùng cao tuy đạt chuẩn nhưng chất lượng cơ sở vật chất thấp; vai trò y tế dự phòng của trạm y tế còn hạn chế. Môi trường ở nhiều vùng ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các vùng ven đô thị khu công nghiệp, làng nghề do chất thải sản xuất và sinh hoạt.

Hệ thống chính trị ở cơ sở nhiêu nơi còn yếu; an ninh trật tự xã hội nông thôn còn tiềm ẩn bất ổn, như khiếu kiện kéo dài, tệ nạn cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan, hủ tục ma chay, cưới xin… Chất lượng đội ngũ công chức xã còn thấp (trong hơn 81 nghìn công chức xã, chỉ có 9% có trình độ đại học, cao đẳng, 32,4% trưng cấp, 9,8% sơ cấp, 48,7% chưa qua đào tạo...). Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở yếu ảnh hưởng nhiều đến phát triền kinh tế - xã hội tại địa phương.

TG ( Theo tài liệu của BTG Trung ương)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất