Thứ Tư, 25/9/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 1/10/2008 21:41'(GMT+7)

Vì sao chỉ giảm giá dầu?

Tại cơ quan tiếp nhận tờ trình điều chỉnh giá bán lẻ của các DN kinh doanh xăng dầu, hơn nửa tháng qua, cơ quan này mới chỉ nhận được duy nhất 1 tờ trình xin điều chỉnh giảm giá bán lẻ đối với mặt hàng dầu hỏa. Lý giải về việc chậm chễ này, ngoài lý do DN đang phải bù đắp lại khoản lỗ do phải nhập khẩu ở mức giá cao vào thời điểm cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, họ cũng gặp phải khó khăn riêng khi bước đầu thực hiện cơ chế mới.

Theo ông Vương Thái Dũng, Phó TGĐ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam: "Thực tế DN rất muốn chủ động điều chỉnh giá, nhưng vẫn còn rất nhiều tồn tại của cơ chế cũ. Không phải DN tự làm được điều này, mà phải có những cơ sở pháp lý, khung pháp lý hướng dẫn cụ thể…".

Mức giá 17.000đ/lít xăng hiện nay do Liên Bộ Tài chính - Công thương ấn định từ cách đây hơn 1 tháng, và nó không hề được DN điều chỉnh trong bối cảnh giá thế giới trải qua nhiều biến động tăng có và giảm cũng có.

Th.S Võ Văn Quyền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho rằng: "15 ngày qua chưa đủ để nói lên điều gì, vì 15 ngày đó đang phải dọn dẹp, tiêu thụ lượng hàng nhập khẩu giá cao trước đó. Khi nào giá vốn của các DN tiệm cận với mức giá hiện tại trên thế giới, thì giá trong nước sẽ biến động theo giá thế giới. Điều này có thể thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ hàng tồn kho của doanh nghiệp, có thể vào tháng 10 hay thời điểm nào đó, giá trong nước sẽ gần với giá thế giới".

Thả nổi theo cơ chế thị trường là điều cần thiết trong bối cảnh hội nhập. Nhưng với việc chỉ có duy nhất 11 đầu mối hiện được phép tham gia kinh doanh mặt hàng xăng dầu tại Việt Nam, cộng với việc được quyền tự định mức giá bán lẻ, nhiều người lo ngại, sẽ có sự "bắt tay độc quyền" đẩy giá bán lẻ.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính): "Không phải là DN muốn tăng bao nhiêu cũng được. Liên bộ sẽ giám sát chặt chẽ, giá đưa ra không hợp lý là sẽ thổi còi ngay, nếu cần phải điều chỉnh sẽ yêu cầu DN điều chỉnh…"

Theo tính toán, chỉ cần khi giá thế giới giảm mà các doanh nghiệp đồng loạt giảm chậm 1,2 ngày thì doanh nghiệp sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận lớn. Do vậy, một sự minh bạch, rõ ràng trong việc tính giá là điều mà đại bộ phận người tiêu dùng mong mỏi để họ có thể tham gia giám sát việc công bố giá của DN.

Tại cơ quan tiếp nhận tờ trình điều chỉnh giá bán lẻ của các DN kinh doanh xăng dầu, hơn nửa tháng qua, cơ quan này mới chỉ nhận được duy nhất 1 tờ trình xin điều chỉnh giảm giá bán lẻ đối với mặt hàng dầu hỏa. Lý giải về việc chậm chễ này, ngoài lý do DN đang phải bù đắp lại khoản lỗ do phải nhập khẩu ở mức giá cao vào thời điểm cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, họ cũng gặp phải khó khăn riêng khi bước đầu thực hiện cơ chế mới.

Theo ông Vương Thái Dũng, Phó TGĐ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam: "Thực tế DN rất muốn chủ động điều chỉnh giá, nhưng vẫn còn rất nhiều tồn tại của cơ chế cũ. Không phải DN tự làm được điều này, mà phải có những cơ sở pháp lý, khung pháp lý hướng dẫn cụ thể…".

Mức giá 17.000đ/lít xăng hiện nay do Liên Bộ Tài chính - Công thương ấn định từ cách đây hơn 1 tháng, và nó không hề được DN điều chỉnh trong bối cảnh giá thế giới trải qua nhiều biến động tăng có và giảm cũng có.

Th.S Võ Văn Quyền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho rằng: "15 ngày qua chưa đủ để nói lên điều gì, vì 15 ngày đó đang phải dọn dẹp, tiêu thụ lượng hàng nhập khẩu giá cao trước đó. Khi nào giá vốn của các DN tiệm cận với mức giá hiện tại trên thế giới, thì giá trong nước sẽ biến động theo giá thế giới. Điều này có thể thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ hàng tồn kho của doanh nghiệp, có thể vào tháng 10 hay thời điểm nào đó, giá trong nước sẽ gần với giá thế giới".

Thả nổi theo cơ chế thị trường là điều cần thiết trong bối cảnh hội nhập. Nhưng với việc chỉ có duy nhất 11 đầu mối hiện được phép tham gia kinh doanh mặt hàng xăng dầu tại Việt Nam, cộng với việc được quyền tự định mức giá bán lẻ, nhiều người lo ngại, sẽ có sự "bắt tay độc quyền" đẩy giá bán lẻ.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính): "Không phải là DN muốn tăng bao nhiêu cũng được. Liên bộ sẽ giám sát chặt chẽ, giá đưa ra không hợp lý là sẽ thổi còi ngay, nếu cần phải điều chỉnh sẽ yêu cầu DN điều chỉnh…"

Theo tính toán, chỉ cần khi giá thế giới giảm mà các doanh nghiệp đồng loạt giảm chậm 1,2 ngày thì doanh nghiệp sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận lớn. Do vậy, một sự minh bạch, rõ ràng trong việc tính giá là điều mà đại bộ phận người tiêu dùng mong mỏi để họ có thể tham gia giám sát việc công bố giá của DN.
  (VTV)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất