Thứ Ba, 26/11/2024
Pháp luật
Thứ Năm, 23/12/2010 11:15'(GMT+7)

Việt, Lào và Campuchia chống tội phạm xuyên biên giới

Đội đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Bình tập huấn nghiệp vụ vây bắt tội phạm mang hàng cấm vượt biên trái phép qua biên giới. (Ảnh minh hoạ).

Đội đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Bình tập huấn nghiệp vụ vây bắt tội phạm mang hàng cấm vượt biên trái phép qua biên giới. (Ảnh minh hoạ).

Đây là hội nghị đầu tiên trong lĩnh vực này, được tổ chức theo sáng kiến của Tòa án nhân dân Tối cao Việt Nam nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm, đề ra các giải pháp hợp tác trong việc đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm xuyên biên giới giữa ba nước.

Tại phiên họp đầu tiên với tiêu đề: “Nâng cao hiệu quả hợp tác phòng chống tội phạm” do Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Lào Khammy Sayavong chủ trì, hội nghị đã nghe nhiều tham luận đề cập đến tình hình thực tế của các vấn đề tội phạm xuyên biên giới giữa ba nước; trong đó tội phạm về ma túy trở thành một trong những loại tội phạm phổ biến và nguy hiểm nhất, có sự câu kết chặt chẽ giữa các phần tử phạm tội ở những quốc gia khác nhau. Nếu không có sự hợp tác giữa các nước thì khó có thể kiểm soát và phòng chống tốt.

Bên cạnh đó, nạn buôn bán người qua biên giới, tội phạm về an toàn, trật tự công cộng và các loại tội phạm khác diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp. Theo bà Hoàng Thị Kim Oanh, Phó Chánh tòa Tòa hình sự Tòa án nhân dân Tối cao Việt Nam, trong tổng số hơn 1.580 vụ mua bán phụ nữ, trẻ em tại Việt Nam bị phát hiện trong giai đoạn 2004-2009, có 11% số vụ mua bán sang Campuchia, 29% số vụ mua bán sang Lào.

Thời gian qua, tuy có sự phối hợp cùng giải quyết một số vấn đề, vụ án xuyên quốc gia, nhưng hiện nay giữa ba nước vẫn chưa thiết lập được cơ chế trao đổi thông tin, đặc biệt là thông tin pháp lý có tính chất kịp thời, thường xuyên giữa tòa án cấp tỉnh có chung đường biên giới.

Theo ông Đặng Quang Phương, Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân Tối cao Việt Nam, việc ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương giữa ba nước trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm còn chậm, chưa phản ánh đúng thiện chí và mong muốn của các bên trong việc đàm phán ký kết hiệp định tương trợ tư pháp. Điều này đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả hợp tác trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Hội nghị đã thống nhất cần tăng cường sự hợp tác trong đấu tranh phòng chống và xét xử các loại tội phạm xuyên quốc gia trong hệ thống tòa án ba nước. Ở cấp tòa án địa phương có chung đường biên giới, cần tiến hành các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong công tác xét xử, tổ chức các đoàn tham quan khảo sát, tiến hành các cuộc tọa đàm về nghiệp vụ giữa thẩm phán và cán bộ tòa án của các bên.../.

(TTXVN)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất