Thứ Tư, 25/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Bảy, 8/8/2015 13:33'(GMT+7)

Việt Nam học - Những phương diện văn hóa truyền thống

Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng phát biểu tại Hội thảo

Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng phát biểu tại Hội thảo

Ngày 8-8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Việt Từ điển họ và Bách khoa thư Việt Nam, Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng tổ chức Hội thảo Việt Nam học – Những phương diện văn hóa truyền thống. Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tới dự và phát biểu tại Hội thảo.

Trong những năm gần đây, thuật ngữ Việt Nam học đã xuất hiện và từng bước trở nên quen thuộc với giiới nhân văn học trong và ngoại nước. Khác với các khoa học đơn lĩnh vực, Việt Nam học đa lĩnh vực và liên ngành. Do vậy, việc nhân diện nội dung và sử dụng phương pháp nghiên cứu để tiếp cận nó là cả một vấn đề.

Việc nghiên cứu về Việt Nam học trên nhiều lĩnh vực đã có những bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ngày càng có nhiều công trình của giới học thuật (trong và ngoài nước) phối hợp nghiên cứu liên ngành về đất nước và con người Việt Nam. Riêng nhân văn Việt Nam đã bao hàm nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa, văn học, ngôn ngữ, tôn giáo – tín ngưỡng, phong tục – tập quán… Hướng đi này góp phần khẳng định những giá trị Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại, làm nổi bật bản sắc Việt Nam trong xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế hôm nay.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã khẳng định “Vai trò của văn hóa ngày càng thể hiện rõ hơn trong đời sống xã hội, trong việc xây dựng con người, sức sống, nhiều giá trị bền vững của văn hóa dân tộc được phát huy trong thời kỳ đổi mới”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh 6 nhiệm vụ cần thực hiện. Đó là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Vũ Ngọc Hoàng khẳng định, Việt Nam học tại Việt Nam những năm qua đã có bước phát triển đáng mừng trong đào tạo và nghiên cứu, ngày càng thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu và giảng dạy trong nhiều lĩnh vực. Hội thảo hôm nay là một dấu ấn và có nhiều đóng góp nghiên cứu quan trọng cho ngành Việt Nam học. Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng cũng tin tưởng rằng, sau cuộc  hội thảo này, các nhà nghiên cứu, các học giả sẽ sớm đưa những lý luận nghiên cứu vào thực tiễn, góp phần xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ mới. Ngành Việt Nam học sẽ góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững.

Tại hội thảo, các báo cáo, các ý kiến tham luận tập trung vào những nội dung chính như: Những vấn đề cơ bản của văn hóa học (liên quan đến văn hóa, văn hóa học, bản sắc văn hóa truyền thống văn hóa, di sản văn hóa, bảo tồn văn hóa); Những vấn đề nghiên cứu của Văn hóa học và Văn hóa Việt Nam (đặc biệt là các lĩnh vực khoa học nhân văn: văn hóa, sử học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tôn giáo – tín ngưỡng, văn hóa giao tiếp – phong tục tập quán, trang phục, ẩm thực); Những vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa mỗi dân tộc, trong đó có bản sắc văn hóa Việt Nam; Những vấn đề làm nên diện mạo văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện đại; Bảo tồn văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong xu hướng hội nhập với thế giới.

Có thể nói, hội thảo chính là hoạt động thiết thực của các nhà khoa học, của giới học thuật nước nhà trong việc bảo tồn, duy trì và kế thừa, phát triển văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc trong xu hướng phát triển đất nước và thời đại.

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất