Thứ Năm, 19/12/2024
Cuộc sống số
Thứ Bảy, 25/7/2009 16:56'(GMT+7)

Việt Nam vẫn thiếu chế tài bảo vệ thông tin cá nhân

Lơ là, chủ quan giúp tình trạng ăn cắp thông tin cá nhân tăng mạnh

Tỷ lệ thuận với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và thương mại điện tử (TMĐT) là sự gia tăng của đối tượng sử dụng thông tin cá nhân bất hợp pháp. Việc ăn cắp thông tin cá nhân với mục đích đen tối đang là vấn đề "nóng" hiện nay. 

Mặc dù hậu quả của tình trạng trên là không nhỏ nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn chủ quan, chưa thực sự quan tâm tới những biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân của mình, đăc biệt là thông tin riêng tư.

Ông Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam, nhận xét: "Tại Việt Nam hiện nay, hacker chẳng cần tấn công để đánh cắp thông tin định danh như ở nước ngoài mà tự người dùng đã vô tư công bố đời sống riêng tư của mình lên mạng".

Thực tế cho thấy, bản thân người dùng Việt Nam tỏ ra rất chủ quan khi tung những thông tin cá nhân của mình lên mạng, bao gồm cả thông tin riêng tư, nhạy cảm nhất. Điều này khá phổ biến trên các trang blog. Người viết blog cứ vô tư viết ra những tâm sự thầm kín, riêng tư, có khi lại post cả ảnh mặc bikini, áo hai dây... nhìn khá mát mẻ. Họ cũng không thể ngờ rằng, khi hình ảnh này rơi vào tay những kẻ xấu sẽ lập tức bị lợi dụng như thế nào.

Trong thời gian gần đây, có khá nhiều vụ lộ tranh ảnh, băng sex, sau vụ của Hoàng Thuỳ Linh. Lý do là nhiều người vẫn lơ là với những video clip riêng tư của mình để rồi từ những chiếc điện thoại cá nhân, nó đựơc tung lên mạng ngay lập tức khi chủ nhân sơ suất để nó lọt vào tay một người khác...

Ngoài các scandal xảy ra do yếu tố chủ quan của người bị hại thì cũng có những trường

Tại hội thảo quốc tế  "Xây dựng năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử" do Cục TMĐT và Cục CNTT, Bộ Công thương phối hợp với trung tâm thông tin lãnh đạo (CIPL) tại Hoa kỳ tổ chức trong hai ngày từ 22-23/7 vừa qua, các chuyên gia quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Autralia đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm bảo vệ thông tin cá nhân tốt hơn. Trong đó, 9 nguyên tắc cho việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của APEC được nhiều người quan tâm. 

Cụ thể: Ngăn ngừa thiệt hại, thông báo trước, giới hạn phạm vi thu thập thông tin, sử dụng thông tin cá nhân, quyền lựa chọn của chủ thể thông tin, tính nguyên vẹn của thông tin cá nhân, an toàn an ninh dữ liệu, trách nhiệm, tiếp cận và điều chỉnh thông tin cá nhân.

hợp do cố ý, tự tung lên mạng những thông tin cũng như hình ảnh "nóng" của mình, gần đây nhất là ca sĩ Ngọc Sơn. 

Ông Minh cho biết, hiện tượng vi phạm về dữ liệu cá nhân đang diễn ra thường xuyên, nhiều đối tượng đã thu thập, sử dụng bất hợp pháp địa chỉ thư điện tử hoặc ăn cắp, lừa đảo lấy thông tin tài khoản cá nhân và một số hiện tượng khác như phát tán thông tin, hình ảnh riêng tư, lừa đảo qua thẻ ATM...

Ông Minh cũng đưa ra dẫn chứng, gần đây trên mạng Internet có hiện tượng rao bán công khai hơn 7 triệu địa chỉ email công ty, doanh nghiệp, cá nhân, kèm theo phần mềm phát tán thư rác chuyên nghiệp, với giá rất "bèo", chỉ 350 nghìn đồng. Một ví dụ khác là, một Giám đốc công ty tư nhân ở Tp. Hồ Chí Minh đã cấu kết với tổ chức nước ngoài, bẻ mã khoá tài khoản để mua vé máy bay Jetstar Pacific, sau đó bán lại vé với giá rẻ rồi thu tiền thật.

Kết quả một cuộc khảo sát của Cục TMĐT và CNTT vào cuối năm 2008 được thực hiện trên 132 doanh nghiệp/tổ chức, trong các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ du lịch, sản xuất hàng hóa, dịch vụ phần mềm, đào tạo, bất động sản, xây dựng, hiệp hội, cho thấy doanh nghiệp mới chỉ bước đầu quan tâm đến bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cụ thể, chỉ có 26% số doanh nghiệp được hỏi đã xây dựng chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong khi doanh nghiệp không có bất cứ chính sách nào hoặc không quan tâm tới vấn đề này chiếm tới 74%.

Về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng, có đến 40% doanh nghiệp cho biết sẽ xây dựng quy chế này trong tương lai. Còn biện pháp bảo vệ, có khoảng 67% doanh nghiệp có triển khai cả hai nhóm giải pháp công nghệ và quản lý để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Đối với cơ chế giải quyết tranh chấp về việc sử dụng thông tin cá nhân vẫn chưa được quan tâm thích đáng (chỉ có một tỷ lệ nhỏ Ngân hàng và Doanh nghiệp phần mềm, đào tạo có xây dựng cơ chế), ông Minh cho biết thêm.

Cần có luật riêng cho việc bảo mật thông tin cá nhân

Vấn đề an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử, trong đó có bảo vệ dữ liệu cá nhân được xếp thứ 3 trong 7 trở ngại lớn nhất cho phát triển TMĐT tại Việt Nam.

Trong khi đó, "nước ta không có luật riêng để điều chỉnh tổng thể những vi phạm trên mà nằm rải rác ở các bộ luật như luật dân sự năm 2005, luật Giao dịch điện tử năm 2005 và luật CNTT năm 2006. Điều này cũng khiến các hành vi phạm tội gia tăng. Có thể các văn bản pháp luật hiện hành còn chưa đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi phạm tội," ông Minh nói.

Với tình hình thực tế trên, ông Peter Cullen, Chiến lược gia trưởng về bảo vệ dữ liệu cá nhân của Tập đoàn Microsoft góp ý: "Việt Nam cần quan tâm tới luật pháp về an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân, nhằm bảo vệ công dân trước việc sử dụng thông tin cá nhân với mục đích gây hại. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải xây dựng một hành lang pháp lý nhằm tạo dựng niềm tin và thúc đẩy TMĐT phát triển đồng thời khuyến khích sự đổi mới và phát triển kinh tế thông qua sự phát triển của một nền kinh tế dựa trên thông tin".

Ông Peter Cullen cũng nhấn mạnh tới các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của doanh nghiệp, đó là hạ tầng an toàn (phòng chống malware, hackers, các đe dọa, nguy cơ khác); Kiểm soát danh tính và tiếp cận (ngăn chặn thông tin bất hợp pháp); Kiểm tra và báo cáo (tuân thủ mềm, quản trị thông tin và lập kế hoạch)...

Cùng chung quan điểm trên, theo ông Minh, để bảo vệ thông tin cá nhân tốt hơn, cơ quan quản lý Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong TMĐT, tham khảo các mô hình nước ngoài, đặc biệt là trong các nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Ngoài ra, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng để bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng rất quan trọng. Điều đó sẽ giúp tăng cường năng lực cho các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan thực thi pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Riêng với các doanh nghiệp, ông Minh cho rằng, ngoài việc tuân thủ luật pháp, cần tích cực tham gia các chương trình chứng thực như chương trình cấp chứng nhận Website TMĐT uy tín TrustVn… Bản thân người tiêu dùng cũng phải nâng cao ý thức vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân và chỉ cung cấp thông tin cho những tổ chức có quy chế bảo vệ dữ liệu cá nhân rõ ràng, minh bạch…

Theo VnMedia

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất