Cấp ủy các cấp đã chú trọng chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đội ngũ báo cáo viên các cấp và tuyên truyền viên cơ sở được tổ chức bài bàn, chặt chẽ thành một hệ thống từ tỉnh tới cơ sở, với cơ cấu tương đối hợp lý. Đại đa số báo cáo viên, tuyên truyền viên đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính tri, có năng lực, có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, hiểu biết nghiệp vụ tuyên truyền. Số đông báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp đã cơ bản thực hiện tốt nhiệm vụ, năng động, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền miệng, đem lại hiệu quả tích cực.
Thông qua công tác tuyên truyền miệng, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các cơ chế chính sách của tỉnh..., được phổ biến sâu rộng, kịp thời, đầy đủ đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Đồng thời thể hiện được đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức cũng như hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ thực tiễn tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW trong 15 năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc rút ra một số kinh nghiệm nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Cụ thể là:
Một là, cấp ủy, chính quyền các cấp phải thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyên miệng, xác định rõ công tác tuyên truyền miệng là nhiệm vụ, đồng thời là trách nhiệm của mỗi một cấp ủy, cán bộ, đảng viên, trong đó đội ngũ báo cáo viên là lực lượng nòng cốt, góp phần tích cực trong việc chuyển tải đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, định hướng dư luận xã hội, bảo vệ an ninh tư tưởng và nền tảng tư tưởng của Đảng.
Hai là, công tác tuyên truyền miệng phải được thực hiện thường xuyên, chủ động, tích cực bám sát thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức và luôn luôn nắm vững nguyên tắc, phương châm của công tác tuyên truyền miệng, đồng thời phải nhạy bén, kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng và tâm trạng xã hội, nhu cầu thông tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân để có dịnh hướng tuyên truyền sát đúng, phù hợp.
Ba là, phải luôn quan tâm xây dựng, củng cố đội ngũ báo cáo viên đảm bảo số lượng, chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, tâm huyết với nhiệm vụ được giao. Chú trọng đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tuyên truyền miệng.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; biểu dương, khen thưởng kịp thời, nhân rộng điển hình thực hiện tốt công tác tuyên truyền miệng. Duy trì, thực hiện tốt cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền miệng. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ chính sách đối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI
Trong thời gian tới, Vĩnh Phúc tiếp tục quán triệt để nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và mỗi cán bộ đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên các cấp; xây dựng đội ngũ báo cáo viên các cấp đủ số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đưa hoạt động tuyên truyền miệng thành việc làm định kỳ thường xuyên của cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị; có cơ chế khuyến khích báo cáo viên phát huy năng lực tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc; tích cực đổi mới nội dung, phương thức nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, cùng với các kênh thông tin, tuyên truyền khác nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, tạo ra sức mạnh tổng hợp góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Để đạt được các yêu cầu đề ra, trong thới gian tới, Vĩnh Phúc tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như sau:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tuyên truyền miệng; quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên. Xác định công tác tuyên truyền miệng là nhiệm vụ của toàn Đảng, trước hết là cấp ủy các cấp, người đứng đầu cấp ủy và của hệ thống chính trị, với sự tham gia, đóng góp của tất cả đảng viên, trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.
Thứ hai, thực hiện tốt phương châm "Hướng về cơ sở"; đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền miệng theo hướng cân đối giữa nội dung mang tính cơ bản, chiến lược với nội dung có tính thời sự, “nhạy cảm”, phù hợp với chủ đích tuyên truyền và nhu cầu của đối tượng, đáp ứng nhu cầu thông tin và phù hợp với trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân; nâng cao tính định hướng và sức thuyết phục của hoạt động tuyên truyền miệng. Đẩy mạnh thông tin hai chiều, nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm trạng và giải đáp kịp thời những vấn đề còn vướng mắc nảy sinh từ cơ sở. Sử dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền miệng, tăng cường kết họp hình thức tuyên truyền miệng với các loại hình tuyên truyền khác. Kết hợp chặt chẽ hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cấp ủy với đội ngũ làm công tác tuyên truyền miệng ở các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, với đội ngũ bí thư chi bộ để đảm bảo việc đưa thông tin nhanh đến mọi đối tượng, nhất là ở cơ sở.
Thứ ba, xây dựng, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên theo hướng tinh gọn, tăng về chất lượng, đảm bảo về thành phần, cơ cấu. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền miệng tốt, có uy tín và năng lực công tác, có tác phong làm việc khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới và phải tuân thủ nghiêm kỷ luật phát ngôn.
Thứ tư, tiếp tục nâng cao chất lượng biên tập, đổi mới nội dung và hình thức các loại tài liệu để cung cấp những thông tin có định hướng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Thực hiện tốt mục tiêu về tổ chức hội nghị báo cáo viên định kỳ theo tinh thần Nghị quyết số 05- NQ/TU, ngày 20/11/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên giáo trong tình hình mới để cung cấp thông tin và định hướng công tác tuyên truyền kịp thời cho báo cáo viên; hằng năm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn báo cáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chế độ thông tin định kỳ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thứ năm, tăng cường quản lý hoạt động của đội ngũ báo cáo viên. Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế báo cáo viên, thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên truyền miệng của cấp ủy, Ban Tuyên giáo cấp dưới, của đội ngũ báo cáo viên. Trên cơ sở kết quả hoạt động, thực hiện việc đánh giá phân loại báo cáo viên, khen thưởng, biểu dương những báo cáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; đưa ra khỏi đội ngũ những báo cáo viên không hòan thành nhiệm vụ.
Thứ sáu, tăng cường đầu tư kinh phí cho việc hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật, các loại tài liệu để phục vụ cho công tác tuyên truyền miệng. Đảm bảo chế độ phụ cấp báo cáo viên cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện theo Hướng dẫn liên ban số 06-HD/BTCTW-BTGTW, ngày 15/8/2011 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên các cấp.
Minh Thế