Thứ Hai, 30/9/2024
Thể thao
Thứ Bảy, 25/6/2011 7:38'(GMT+7)

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn

Wimbledon là giải quần vợt lâu đời nhất thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1877 và năm 2011 là lần thứ 125 giải được tổ chức (trừ khoảng thời gian Thế chiến thứ 1 và 2 những năm 1915–1918 và 1940–1945). Wimbledon từ xưa đã được coi là sân chơi của giới quý tộc Hoàng gia Anh và vẫn giữ nguyên những nét truyền thống đó cho tới ngày nay. Mỗi khi Nhà vua hay Nữ hoàng xuất hiện trên sân theo dõi trận đấu thì các tay vợt đều phải cúi chào để bày tỏ sự kính trọng theo đúng nghi lễ. Năm ngoái Nữ hoàng Elizabeth II đã trở lại Wimbledon sau 33 năm không có mặt tại đây kể từ năm 1977.

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn, Thể thao, wimbledon, tennis, quan vot, tay vot, Grand Slam

Nữ hoàng Elizabeth II trở lại Wimbledon sau 33 năm

Câu chuyện này cũng có nét hài hước của người Anh khi nó có thể bắt nguồn từ việc một phát thanh viên đài BBC “lỡ miệng” thông báo Nữ hoàng từ trần do đọc tin trên… facebook. Và Nữ hoàng Elizabeth II quyết định tới Wimbledon sớm hơn kế hoạch ban đầu là chỉ xem trận chung kết nếu có mặt tay vợt niềm hi vọng số 1 của nước chủ nhà, Andy Murray. Tiếc rằng cho đến thời điểm hiện tại, tay vợt người Scoland vẫn chưa làm người Anh bừng tỉnh sau 75 năm kể từ lần cuối cùng có một tay vợt nam thuộc Vương quốc Anh đăng quang (kể từ huyền thoại Fred Perry năm 1936).

Xếp hạt giống

So với mọi giải đấu trên thế giới, Wimbledon có cách xếp hạt giống chẳng giống ai, thậm chí mỗi thời gian lại thay đổi theo cách mà ban tổ chức cảm thấy… hợp lý. Ví dụ như ở Wimbledon 2011, các hạt giống đơn nam được xếp căn cứ theo số điểm trên BXH ATP cách giải 1 tuần, cộng thêm 100% số điểm giành được trên mặt sân cỏ mùa trước, cộng thêm 75% số điểm tại giải sân cỏ tốt nhất mùa trước nữa, từ đó mới ra thứ hạng hạt giống. Nhờ đó mà những tay vợt như Andy Roddick, xếp thứ 10 thế giới nhưng vẫn là hạt giống số 8 nhờ thi đấu tốt trên mặt sân cỏ trong quá khứ. Còn hạt giống đơn nữ lại được xếp khá cảm tính nhờ những thành tích trước đây, vì thế mà ĐKVĐ Serena Williams không thi đấu tròn một năm và rớt khỏi top 20 thế giới vẫn là hạt giống số 7.

Màu sắc và trang phục

Wimbledon có 3 màu đặc trưng là màu xanh, màu tím và màu trắng. Màu xanh dĩ nhiên khiến người ta nghĩ tới mặt cỏ xanh rì trên sân đấu, màu tím tượng trưng cho sự hòa bình và vĩnh cửu, màu trắng là sự thuần khiết và tinh tế. Wimbledon có qui định khắt khe về trang phục khi từ đầu đến chân các tay vợt phải là màu trắng. Vài năm gần đây, Wimbledon cũng bớt đi phần nặng nề khi cho phép tay vợt được mặc đồ có ít nhất 80% là màu trắng, nhưng các màu khác cũng chỉ được điểm xuyết theo viền hoặc là logo của nhà tài trợ đồ thi đấu. Dẫu vậy nhiều tay vợt nữ cũng có cách lách luật để làm mình nổi bật trên sân đấu như mặc chiếc quần bó sát cơ thể có màu chói như màu đỏ và biện hộ theo điều lệ: quần vẫn ngắn hơn chân váy!

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn, Thể thao, wimbledon, tennis, quan vot, tay vot, Grand Slam

Váy trắng cách điệu của Sharapova và Wozniacki ở Wimbledon

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn, Thể thao, wimbledon, tennis, quan vot, tay vot, Grand Slam

Thảm họa thời trang của Venus Willams năm 2011

Vé xem trận đấu

Khán giả muốn xem trực tiếp những trận đấu ở Wimbledon sẽ đăng ký qua internet và ban tổ chức sẽ lựa chọn ngẫu nhiên để bán vé. Tuy nhiên ở Wimbledon cũng có nét đặc biệt khi nhiều người không có vé vẫn có cơ hội để vào tận sân trung tâm, sân số 1 và sân số 2 xem trận đấu. Mỗi ngày ban tổ chức sẽ có 500 vé dành cho những người hâm mộ nhanh chân nhất chọn được chỗ đứng trước khu bán vé. Chính vì vậy cảnh nhiều khán giả mang cả lều ngủ xếp hàng đều tăm tắp ở Wimbledon vẫn là nét đặc trưng của giải đấu, họ đến London với hi vọng sẽ là người may mắn được sở hữu tấm vé miễn phí vào sân. Cung ít cầu nhiều, nhưng không bao giờ có chuyện chen lấn để giành giật tấm vé, tất cả đều được ban tổ chức cung cấp nước và chỗ vệ sinh tiêu chuẩn để phục vụ cho việc xếp hàng qua đêm. Còn với nhiều người hâm mộ ở xứ sở sương mù, nếu không có vé họ thường tập trung trên ngọn đồi nhỏ nằm bên rìa sân trung tâm để xem trận đấu qua màn hình lớn. Nơi đây được gọi là "đồi Henman", nơi người Anh từng đặt tên theo tay vợt "gà nhà", người mà họ vẫn hi vọng sẽ giữ lại chiếc cúp vàng ở lại với nước chủ nhà. Vài năm gần đây, người Anh chỉ còn hi vọng vào Andy Murray dù anh vẫn chưa từng giành một Grand Slam nào trong sự nghiệp.

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn, Thể thao, wimbledon, tennis, quan vot, tay vot, Grand Slam

Ngủ qua đêm để xếp hàng chờ nhận tấm vé miễn phí

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn, Thể thao, wimbledon, tennis, quan vot, tay vot, Grand Slam

Tấm vé miễn phí cho khán giả xếp hàng ở Wimbledon

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn, Thể thao, wimbledon, tennis, quan vot, tay vot, Grand Slam

Xem tennis trên đồi Henman

“Nghe” tennis

Wimbledon là giải đấu hiếm hoi và độc nhất vô nhị có tường thuật trận đấu qua… radio. Đây là cũng là truyền thống lâu đời của Wimbledon bắt nguồn từ trước khi hệ thống truyền hình xuất hiện. Được phát thanh trên tần số FM 87,7 MHz, thính giả trong vòng gần 10 km xung quanh Wimbledon có thể nghe tường tận các diễn biến của trận đấu nhờ những bình luận viên gạo cội như Gigi Salmon, Nick Lestor, Rupert Bell… để như trực tiếp theo dõi trận đấu. Đó cũng là cách giúp cho cuộc sống ở London không bị đảo lộn quá nhiều khi Wimbledon diễn ra khi nhiều người vừa đi ô tô vừa có thể nghe radio về các trận đấu, thay vì phải phóng vội về nhà xem qua ti vi.

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn, Thể thao, wimbledon, tennis, quan vot, tay vot, Grand Slam

Radio Wimbledon giúp mọi người thưởng thức tennis bằng tai

Những sân đấu đặc biệt

Người Anh có một qui tắc truyền đời là không đặt tên sân đấu theo một tay vợt huyền thoại hay nhân vật nổi tiếng nào đó. Nếu nhìn sang Australian Open có sân Margaret Court, Rod Laver: Roland Garros có sân Philippe Chatrier, Suzanne Lenglen: US Open có sân Arthur Ashe, Louis Armstrong thì Wimbledon không hề có chuyện đó. Những sân đấu tại đây chỉ được đánh số theo thứ tự và ngoại trừ sân đấu lớn nhất cũng chỉ có cái tên là sân trung tâm (Center Court). Bất kỳ ai đến sân trung tâm cũng đều nhìn thấy câu thơ nổi tiếng "If you can meet with triumph and disaster / And treat those two imposters just the same" trích trong bài thơ “If” của nhà thơ Rudyard Kipling in trên lối đi vào sân.

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn, Thể thao, wimbledon, tennis, quan vot, tay vot, Grand Slam

"Mồ chôn nhà vô địch" ở Wimbledon

Những giai thoại về các sân đấu ở Wimbledon cũng chứa đựng đầy những điều kỳ thú. Sân số 2 (No. 2 Court) được gọi là “mồ chôn nhà vô địch” khi đã xảy ra rất nhiều những cú sốc ở đó, Pete Sampras, Andre Agassi, John McEnroe, Jimmy Connors hay chị em nhà Williams… đều từng lại bại tướng của những tay vợt vô danh trên sân số 2. Dù vậy, người Anh nổi tiếng bảo thủ cũng đã làm thay đổi truyền thống khi từ Wimbledon 2009, sân số 2 đã được “sang tên” thành sân số 3 và người ta đã xây thêm một sân số 2 mới được đặt cạnh sân số 13 với sức chứa 4000 chỗ ngồi. Wimbledon 2011 cũng là năm khai trương những sân số 3 mới (sân số 2 cũ) và sân số 4 mới (sân số 3 cũ), chính thức đưa câu chuyện về “mồ chôn nhà vô địch” vào dĩ vãng.

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn, Thể thao, wimbledon, tennis, quan vot, tay vot, Grand Slam

Sân số 2 mới hoành tráng hơn

Nhờ xây thêm một sân đấu, Wimbledon giờ có tới 19 sân phục vụ giải. Tất nhiên những sân đấu lớn như sân trung tâm, sân số 1 vẫn là nơi thu hút được nhiều người hâm mộ nhất không chỉ vì sức chứa mà còn vì đây là nơi những tay vợt hàng đầu thi đấu. Dù vậy lịch sử Wimbledon còn ghi dấu sân số 18 như một trong những nơi chứng nhân cho trận đấu dài nhất trong lịch sử quần vợt thế giới giữa John Isner và Nicolas Mahut vòng 1 Wimbledon 2010 kéo dài tới 11 giờ 5 phút.

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn, Thể thao, wimbledon, tennis, quan vot, tay vot, Grand Slam

Sân số 18 lịch sử

Không quảng cáo

Sẽ có nhiều người nói ban tổ chức Wimbledon có vấn đề khi vẫn giữ khư khư quan điểm nói “không” với những banner quảng cáo. Những sự kiện thể thao lớn trên thế giới thường là dịp để thu hút nguồn tài chính cực lớn từ hoạt động quảng cáo nhưng Wimbledon lại là ngoại lệ. Trên sân đấu không hề xuất hiện bất kỳ một biển quảng cáo và chỉ xuất hiện những cái tên nhà tài trợ giải đấu. Nhưng đừng nghĩ Wimbledon không quan tâm đến vấn đề tài chính. Chỉ cần những dịch vụ kinh doanh bên lề giải đấu đã đủ giúp ban tổ chức thu về lợi nhuận trên dưới 40 triệu đô la. Vậy nên có thể hiểu vì sao tiền thưởng cho các tay vợt cứ tăng dần dần theo mỗi năm.

Wimbledon: Khám phá những bí ẩn, Thể thao, wimbledon, tennis, quan vot, tay vot, Grand Slam

Kem và dâu tây làm nên nét đặc biệt cho Wimbledon

Kem và dâu tây

Nếu đã đến Wimbledon mà không thưởng thức vị kem và dâu tây thì hẳn người hâm mộ đã mất đi một nửa của sự thưởng thức giải đấu. Đúng lúc Wimbledon diễn ra là mùa thu hoạch dâu tây ở nước Anh nên khi các trận đấu bắt đầu là dịp không thể tốt hơn để người Anh kinh doanh “đặc sản” của mình. Tính ra trung bình mỗi mùa Wimbledon, người Anh lại bán được tổng cộng 28 tấn dâu tây (hơn 2 triệu quả) với giá khoảng 2,5 bảng/hộp (gồm 10 quả). Còn lượng kem người hâm mộ “ngốn” là trên 7000 lít cộng thêm hàng loạt những món khoái khẩu khác. Hơn nữa, Wimbledon thường diễn ra vào đúng mùa mưa tại London khiến các trận đấu bị hoãn lại, còn khán giả trong khi chờ đợi trận đấu tiếp tục (hoặc đành ra về chờ tới ngày hôm sau) sẽ giết thời gian ở những quán ăn xung quanh khu tổ hợp, , nhẩm tính sơ sơ cũng đã hiểu vì sao người Anh chẳng cần quảng cáo mà vẫn thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động dịch vụ.

Theo Thethao24h

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất