Thứ Tư, 27/11/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Tư, 5/10/2011 16:58'(GMT+7)

Xây dựng chiến lược Khoa học, Công nghệ và Đổi mới giai đoạn 2011- 2020

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tại hội thảo, các chuyên gia Ban tư vấn quốc tế đã đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn và chiến lược hiệu quả nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ hiệu quả đối với Việt Nam. Các chuyên gia cũng thảo luận về vai trò của STI trong quá trình phát triển của Việt Nam và triển vọng của STI trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, các chuyên gia cũng tìm hiểu những cơ hội và thách thức từ các xu hướng Kinh tế - Xã hội và Công nghệ hiện nay đối với Việt Nam .

Tiến sĩ Shin Taeyoung, Phó Chủ tịch Ủy ban Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cho rằng, chiến lược STI của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 nhằm nâng cao tính cạnh tranh và sự ổn định kinh tế với mức tăng trưởng cao. Nhưng để đạt được điều này, Việt Nam cần làm rõ vai trò của các bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện Chiến lược, đồng thời tính tới nhu cầu thực tiễn của xã hội và đặc biệt là nguồn nhân lực cho các hoạt động khoa học và công nghệ trong tương lai.

Theo ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Viện trưởng NISTPASS: hệ thống STI đã tồn tại ở Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều trở ngại và ách tắc như các tổ chức KH&CN có cơ cấu bất hợp lý, động lực yếu; năng lực tiếp thu công nghệ của khu vực doanh nghiệp còn hạn chế, không tận dụng được nguồn tri thức và công nghệ từ bên ngoài như công nghệ từ FDI; mối liên kết giữa ba đơn vị Viện - Trường - Doanh nghiệp còn yếu trong khi đầu tư Nhà nước cho KH&CN còn dàn trải, thiếu hiệu quả; một số chính sách lớn về các vấn đề nhập công nghệ, quỹ KH&CN trong doanh nghiệp, cơ chế tự chủ… vẫn chưa có tính hiệu quả thực tiễn do thiếu tính đồng bộ. Do đó, Chiến lược STI của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 sẽ là giải pháp then chốt nhằm tăng cường đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính cho KH& CN, phát triển nguồn nhân lực, tổ chức, cơ sở hạ tầng KH&CN tăng cường hội nhập quốc tế…/.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất