(TG) - Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu tại 4 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông. Theo đó, gần 4,7 triệu đối tượng tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên sẽ được tiêm các mũi vắc xin khác nhau để phòng, chống bệnh bạch hầu.
(TG)- Bệnh bạch hầu là bệnh có vắc xin, gần như không còn xuất hiện do đó bác sĩ ít gặp, nhạy cảm lâm sàng không tốt sẽ dẫn đến chẩn đoán, điều trị sai. Do vậy, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới sẽ được xây dựng, bổ sung theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hành để bác bác sĩ phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế trường hợp tử vong.
(TG) - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã đề nghị hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở y tế trong khu vực Tây Nguyên khi có yêu cầu.
(TG) - Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã yêu cầu quan tâm, đầu tư đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương trong đó có người di cư.
(TG)- Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế đã có Công văn số 3608/BYT-DP gửi 12 Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố liên tục ghi nhận số mắc sốt xuất huyết hàng tuần cao là Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
(TG) - Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 3612/BYT-DP về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu gửi UBND tỉnh Kon Tum.
(TG) - Trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu tại một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Bộ Y tế đã gửi Công điện số 3592/CĐ-BYT ngày 02/7/2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu và tiếp nhận điều trị bệnh nhân bạch hầu tại tỉnh Đắc Nông đến Sở Y tế các tỉnh: Đắk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Bình Phước.
(TG) - Theo cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong mùa hè nắng nóng, việc gia tăng sử dụng nước đá, nguyên liệu tươi sống, chế biến thức ăn không nấu chín kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc không đun lại sau khi bảo quản thức ăn quá 2 giờ... dễ dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm hay mắc bệnh truyền qua thực phẩm.
(TG) - Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền bệnh diễn ra quanh năm, cao điểm vào mùa mưa. Bệnh có thể xảy ra với mọi độ tuổi và một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần, khi tái nhiễm có nguy cơ nặng hơn lần đầu. Việc phát hiện sớm mắc sốt xuất huyết để điều trị kịp thời là rất quan trọng, tránh để bệnh chuyển nặng. Đặc biệt, người dân không nên tự ý dùng thuốc, điều trị sốt xuất huyết tại nhà.
(TG)- Những ngày gần đây, nắng nóng bắt đầu vào giai đoạn cao điểm, nhiệt độ thay đổi đột ngột rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với người già, người mắc bệnh mãn tính.
(TG) - Bộ Y tế đã có văn bản số 3482/BYT-KHTC gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các Bệnh viện/Viện trực thuộc Bộ Y tế về việc bảo đảm công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong điều kiện nắng nóng kéo dài năm 2020.
(TG)- Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh vừa đưa vào ứng dụng hai kỹ thuật mới nhằm phát hiện sớm và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư vú và ung thư phụ khoa.
(TG) - Ngành y tế khuyến cáo người dân nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin đủ mũi, đúng lịch để phòng chống bệnh bạch hầu.
(TG) - Trong bối cảnh hiện chưa có vắc xin để phòng ngừa, phương pháp dự phòng bằng thuốc ARV được coi là một giải pháp hữu hiệu. PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao.
Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai và Bệnh viện Quân y 103 đã vượt qua 7 tiêu chí đánh giá để giành giải thưởng này của Hội Đột quỵ Thế giới. (Vietnam+)