Thứ Bảy, 30/11/2024
Sức khỏe
Thứ Bảy, 5/3/2011 19:32'(GMT+7)

310 tỷ đồng chi phí tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm giai đoạn IV

Cùng với tiêm phòng vắc xin, để phòng chống hữu hiệu bệnh cúm gia cầm còn cần áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ khác...

Cùng với tiêm phòng vắc xin, để phòng chống hữu hiệu bệnh cúm gia cầm còn cần áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ khác...

Tổng kinh phí khái toán của dự án khoảng 310,2 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí năm 2011 là 154,9 tỷ đồng (ngân sách trung ương hơn 88 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 66,8 tỷ đồng); kinh phí năm 2012 là 155,3 tỷ đồng (ngân sách trung ương khoảng 88 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 67,2 tỷ đồng).

Dự án trên sẽ được triển khai tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm: 25 tỉnh, thành phố buộc tiêm phòng toàn địa bàn và 15 tỉnh tiêm phòng ở khu vực có nguy cơ cao (khu vực thị trấn, thị xã, khu đông dân cư). Mục tiêu của dự án: giảm tỷ lệ đàn gia cầm có lưu hành vi rút xuống dưới 5%, tỷ lệ gia cầm có vi rút xuống dưới 4%; tỷ lệ tiêm phòng tại các địa bàn trọng yếu đạt trên 80%; tỷ lệ đàn đạt mức kháng thể bảo hộ trên 60%, tỷ lệ bảo hộ trung bình quần thể đạt hơn 70%.

25 tỉnh, thành phố buộc tiêm phòng toàn địa bàn trong giai đoạn IV, gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Hậu Giang. 15 tỉnh tiêm phòng ở khu vực có nguy cơ cao, gồm: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin cho các đối tượng gà, vịt, ngan của các hộ chăn nuôi quy mô dưới 2.000 con, đàn gia cầm của các đơn vị quân đội (trừ các doanh nghiệp quân đội)…

Theo HNM

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất