Những năm qua, trong khi đại đa số nhân dân đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy dân chủ, trí tuệ, tích cực tham gia phản biện xã hội với tinh thần xây dựng, giúp cho Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn, lãnh đạo và quản lý đất nước hiệu quả, thì vẫn có những đối tượng cố tình lợi dụng phản biện xã hội để tung ra những quan điểm, luận điệu phản động, sai trái, gây nhiễu loạn đời sống chính trị - xã hội của đất nước.
Cán bộ, đặc biệt là người đang nắm vị trí quản lý, lãnh đạo, phải có ý thức “không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi”. Đây là một trong các chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được Bộ Chính trị khóa XIII đề ra trong Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024.
Trước thời kỳ đổi mới, đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nguyên nhân căn bản được Đại hội VI đánh giá là do chúng ta rơi vào tình trạng máy móc, giáo điều. Đại hội VI đã mở ra thời kỳ mới, trên cơ sở trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng đã vận dụng linh hoạt để tiến hành công cuộc đổi mới. Cuộc bứt phá ra khỏi chủ nghĩa giáo điều đã giúp đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, kinh tế đất nước ngày càng đi lên. Sau gần 40 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn, chúng ta lại thấy ở đâu đó xuất hiện căn bệnh giáo điều mới, ảnh hưởng lớn đến phát triển đất nước.
(TG) - Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta đã và đang được triển khai mạnh mẽ, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Theo Báo cáo do Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố đầu năm 2023, Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiến bộ nổi trội về phòng, chống tham nhũng, tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát, từ xếp thứ 87 (năm 2021) lên xếp thứ 77 (năm 2022), tăng hơn 30 bậc trong 10 năm. Điều này cho thấy nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng đã được ghi nhận.
Những năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.
Các thế lực thù địch lợi dụng mọi chiêu trò để phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc thực thi các quyền con người. Một trong các thủ đoạn chống phá nham hiểm thường được sử dụng là đưa ra các thông tin, báo cáo vu cáo, xuyên tạc, trắng trợn phủ nhận về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác của một số cá nhân, tổ chức về tình hình tôn giáo tại Việt Nam.
Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới nhấn mạnh tới tiêu chí "danh dự, lòng tự trọng". Quy định mới cũng gắn kết chặt chẽ với Quy định số 41-QĐ/TW bằng quan điểm có tính hệ thống: Cán bộ phải từ chức khi không đủ khả năng, uy tín.
Những năm qua, sự phát triển mạnh mẽ, sôi động của hệ thống báo chí, truyền thông trong nước đã phản ánh rất rõ những thành tựu đáng ghi nhận của Việt Nam trong bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Báo chí đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân.
Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, trong những năm qua, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để lợi dụng gây rối, phá hoại, kích động, gây mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 7/5 vừa qua, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sĩ), đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Tại Phiên đối thoại, cộng đồng quốc tế đã đánh giá cao thành tựu về nhân quyền của Việt Nam.
(TG) - Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Điều này không chỉ làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu vào đời sống tinh thần, tư tưởng của nhân dân mà còn góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức, thái độ, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tuy vậy, thời gian qua, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại đưa ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đó là những luận điệu cần phải được nhận diện rõ và tích cực đấu tranh phản bác.
Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ngày 13/3/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã có bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".
Trong cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, hiện nay có nhiều cấp độ, phương thức đa dạng, phong phú. Để góp phần tạo nên sức mạnh tổng lực của toàn xã hội, nếu mỗi cán bộ, đảng viên cho đến mọi tầng lớp nhân dân thường xuyên quán triệt, tích cực có những đóng góp thiết thực, cụ thể, sẽ thật sự "góp gió thành bão", tạo sức mạnh giúp đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động.
Gần đây, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, một số người đã nêu quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh và đồng thời coi nhẹ vai trò của con người.Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, chỉ có các lực lượng trang bị vũ khí công nghệ cao mới có thể chiến thắng trong chiến tranh hiện đại, dẫn tới sự phủ nhận các giá trị của quốc phòng và an ninh truyền thống, bao gồm cả nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.