Là người sáng lập và lãnh đạo Ðảng Cộng sản Việt Nam, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và đề cao vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên, bởi đảng viên có tiên phong, đi đầu thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước thì mới nêu gương được cho nhân dân học tập và noi theo, có như thế mới làm nên thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bệnh “nhận vơ” thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm như virus độc hại, gặm nhấm, để lại trăm thứ hệ lụy dai dẳng. Cán bộ, đảng viên mắc bệnh này sẽ đánh mất vai trò tiên phong, vì làm việc gì cũng mưu cầu vụ lợi, mánh khóe, nơm nớp lo âu bị phanh phui. Đây là mối nguy trong Đảng cần phải triệt hạ tận gốc bằng những giải pháp mạnh mẽ, trong đó chú trọng xây dựng nền đạo đức chính trị, liêm chính, công minh.
“Nhận vơ” thành tích nhưng khi tập thể, cá nhân có khuyết điểm thì lại đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm. Đây là căn bệnh nguy hại bởi nó là giặc “nội xâm”, một loại “giặc từ bên trong”, gây chia rẽ đoàn kết, kìm hãm sự phát triển, làm giảm sút sức sống, uy tín, ngăn cản bước tiến sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Nguy hại là căn bệnh này đang lây lan trong phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trị bệnh “nhận vơ” thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm vừa là công việc cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài của Đảng hiện nay.
Với thái độ cực đoan, thiếu thiện chí, nhiều năm qua Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) thường xuyên đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Lợi dụng sự việc Bộ Thương mại Mỹ tổ chức phiên điều trần về nâng cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, HRW tiếp tục đưa thông cáo xuyên tạc việc bảo đảm quyền của người lao động, phủ nhận vai trò của tổ chức công đoàn ở Việt Nam, gây bức xúc dư luận.
Việc hiểu đúng tự do ngôn luận không chỉ là tôn trọng quyền lợi cá nhân mà còn là sự nhận thức về trách nhiệm đạo đức và pháp luật trong việc sử dụng quyền này. Tự do ngôn luận không phải là tự do tùy tiện phát ngôn mà là một trách nhiệm được thực hiện theo các chuẩn mực pháp lý và đạo lý, qua đó góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng-văn hóa và giữ vững ổn định trật tự xã hội.
(TG) - Tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc tổ chức, hoạt động và là quy luật tồn tại, phát triển của Đảng. Các thế lực thù địch luôn xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc này. Hơn nữa, khi một số cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện không nghiêm, hiệu quả thấp thì ngay trong nội bộ Đảng cũng xuất hiện những nhận thức lệch lạc về nguyên tắc này. Nhận diện đầy đủ để đấu tranh phản bác, phê phán, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả nguyên tắc tự phê bình và phê bình là nhiệm vụ quan trọng hiện nay.
Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) là một bước tiến quan trọng trong việc củng cố, nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, đảm bảo sự lãnh đạo hiệu quả và uy tín của Đảng trong thời kỳ mới. Đây là đánh giá chung của nhiều chuyên gia, học giả, đảng viên, trí thức Thủ đô ngay sau khi Quy định 144 được ban hành.
“Danh chính ngôn thuận” hay “Danh có chính thì ngôn mới thuận” là câu thành ngữ để khuyên răn việc nói năng phải đúng vị trí, danh phận của mình. Vậy nhưng, trên thực tế, có những người thường xuyên nhầm cương vị, hay cố tình nhầm cương vị để đưa ra những phát ngôn "văng mạng" nhằm đạt được mục đích; trong nhiều trường hợp, đó còn là sự vi phạm kỷ luật, pháp luật trong phát ngôn.
Trong cuộc đấu tranh phòng chống các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng, bên cạnh việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị rất cần sự vào cuộc tích cực của nhân dân. Bởi nếu phát huy được sức mạnh của người dân trong việc nhận diện với các quan điểm, xu hướng tiêu cực để đấu tranh ngăn chặn kịp thời, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng sẽ giúp củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Thời gian qua, một trong những mục tiêu chống phá dữ dội mà các thế lực phản động, thù địch nhắm tới là công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước. Bằng những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, những đối tượng này không ngừng gieo rắc những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc, bóp méo tình hình chính trị tại Việt Nam hòng gây tâm lý hoài nghi, chia rẽ, mâu thuẫn trong nội bộ, làm lung lạc niềm tin của nhân dân đối với công tác cán bộ của Đảng. Song Đảng ta luôn giữ vững quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ đức, đủ tài, kiên quyết giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, xử lý nghiêm các sai phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Theo Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang Trần Tuấn Nam, thời gian tới tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chống biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Những ngày qua, hiện tượng mạng xã hội liên quan đến người được gọi là "sư Thích Minh Tuệ" đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Điều bất bình thường là từ việc thực hành tín ngưỡng tôn giáo vốn dĩ xuất phát bởi nhu cầu chính đáng và hết sức bình thường của một cá nhân đã bị thổi phồng quá mức trên mạng xã hội.
Những đối tượng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam ý thức rất rõ về sự ảnh hưởng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị, văn hóa tinh thần của đất nước. Họ cho rằng sở dĩ chế độ cộng sản ở Việt Nam còn tồn tại là nhờ núp vào cái bóng thần tượng Hồ Chí Minh, nên phải xóa bỏ bằng được thần tượng ấy. Vì vậy, bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực chống phá tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những lý lẽ khoa học, căn cứ thực tiễn là việc làm rất cần thiết hiện nay.
(TG) - Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết, kiên trì xử lý những cán bộ vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Điều đó cho thấy sự nghiêm minh, không có vùng cấm, đồng thời thể hiện rõ tính nhân văn, “thấu lý đạt tình” xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt... Tuy nhiên, trên mạng xã hội lại có những ý kiến “phản biện” rằng, việc xử lý cả những cán bộ cấp cao như vừa qua là một biểu hiện của “những bất ổn chính trị”. Sự thật có phải như vậy?
(TG) - Những thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam đều xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ cách mạng; từ yêu cầu về tiêu chuẩn của từng chức danh và sự gương mẫu của người cán bộ, đảng viên trong thực hiện Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, các Kết luận, Quy định của Đảng, gần nhất là Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị khóa XIII về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới…