Thứ Bảy, 28/9/2024
Môi trường
Thứ Tư, 4/8/2010 23:23'(GMT+7)

Biển Địa Trung Hải bị đe doạ nhất trên thế giới

Ảnh: Được công bố trên trang Web Plus One, nghiên cứu này nhấn mạnh tính bấp bênh của đa dạng sinh học ở biển Địa Trung Hải.

Ảnh: Được công bố trên trang Web Plus One, nghiên cứu này nhấn mạnh tính bấp bênh của đa dạng sinh học ở biển Địa Trung Hải.

Hệ động vật và thực vật của biển Địa Trung Hải, nằm trong số những vùng biển đa dạng nhất trên thế giới, đang bị đe doạ nhất. Đó là kết quả của một nghiên cứu, được công bố ngày 2/8 trên trang Web Plus One. Nghiên cứu này lên án sự xuống cấp của các vùng phân bố, việc đánh bắt cá quá mức và sự gia tăng các loài vật xâm lấn, được khí hậu nóng lên giúp sức.

Địa Trung Hải là một trong những vùng biển được nhiều đối tượng nghiên cứu nhất trên thế giới. Và tuy nhiên, trong khi "những đánh giá trước đó cho thấy có khoảng từ 8.000 - 12.000 loài vật" thì thống kê về cuộc sống của đại dương này, tập hợp nghiên cứu của hàng trăm nhà khoa học, cho thấy có khoảng 17.000 loài vật. Bản báo cáo trên cũng chỉ rõ vẫn còn nhiều loài vật cần được khám phá. Sự đa dạng sinh học của biển Địa Trung Hải, nhiều hơn bất kỳ nơi đâu, đang phải đối mặt với nhiều mối đe doạ.

Các loài động vật có vú đã chết rất nhiều

Bản báo cáo trên ghi nhận: "Tác động từ những hoạt động của con người ở Địa Trung Hải nhiều hơn ở bất kỳ đại dương nào trên thế giới". Nguyên nhân? Địa Trung Hải có lịch sử lâu đời là một khu vực có con người sinh sống từ bao nghìn năm và là một vùng biển hầu như khép kín.

Các loài động vật có vú, như cá voi và cá heo, đã chết rất nhiều. Một số loài vật mang tính biểu tượng như hải cẩu Địa Trung Hải hầu như đã biến mất hoàn toàn.

Các chuyên gia cho biết, trong số các mối đe doạ, "sự xuống cấp và biến mất của các vùng phân bố ngày nay chiếm nhiều nhất". Nguyên nhân do "sự phát triển của các vùng ven biển" ở bồn địa Địa Trung Hải và do ô nhiễm. Việc đánh bắt cá quá mức là mối đe doạ thứ hai đối với đa dạng sinh học tại đây. Hoạt động này sẽ tiếp tục hiện hữu trong 10 năm tới.

Các loài vật xâm lấn và khí hậu nóng lên ngày càng đe doạ nhiều hơn

Địa Trung Hải ghi nhận sự xuất hiện gia tăng của các loài vật xâm lấn. "Đây được coi là một nguyên nhân chính tiếp tục làm thay đổi đa dạng sinh học". Đến từ các vùng biển khác, các loài vật xâm lấn được đánh giá chiếm trên 600 loài, tức 4% tổng số các loài hiện diện ở Địa Trung Hải.

Khí hậu nóng lên cũng làm gia tăng những mối đe doạ trên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học. Một đại dương nóng hơn sẽ thu hút các loài vật nhiệt đới đến. Báo cáo nghi nhận, những cư dân từng hiện diện tại Địa Trung Hải sẽ di cư đến những khu vực mới, hiện không thuận lợi cho họ.

Các chuyên gia nhận xét, các loài vật xâm lấn là "một mối đe doạ" đối với đa dạng sinh học song cũng là sự giàu có mới cho một vài khu vực. "Nhìn chung, sự xuất hiện của các loài vật ngoại sinh có nguồn gốc nhiệt đới có thể làm đặc tính của cộng đồng sinh vật học Địa Trung Hải biến mất".

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu kết luận "cần thiết phải phát triển một phân tích rộng hơn để đưa ra các sáng kiến cần áp dụng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại Địa Trung Hải" để đại dương này có thể trở thành "một hình mẫu cho các đại dương khác trên thế giới".

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất