(TCTG)- Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá các cơn bão xảy ra ngày càng nhiều khi trái đất tiếp tục nóng lên. Số lượng các cơn lốc xoáy không tăng trong khi sức tàn phá của chúng đã mạnh hơn kể từ nửa thế kỷ qua.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, những số liệu thu được về tốc độ tối đa của gió cho thấy toàn bộ năng lượng do các cơn bão tại Bắc Đại Tây Dương và Tây Thái Bình Dương tạo ra đã tăng 70% trong 30 năm qua. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Science cũng xác nhận những kết quả như trên. Số lượng các cơn bão cấp 4 hay 5 đã tăng 57% từ năm 1970-2004. Trong khi đó, các cơn lốc đã mạnh hơn từ 20-35% trong 30 năm qua.
Kerry Emanuel, giáo sư khoa học khí quyển thuộc Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) và là tác giả của nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature, nhận xét nguyên nhân của các hiện tượng trên là do nhiệt độ nước biển tăng. Ông đã chứng minh cho thấy đường cầu biểu đồ sức mạnh của các cơn bão cùng với nhiệt độ bề mặt nước biển tăng tương tự rất cao. Đại dương trở nên nóng hơn từ nhiều thập kỷ qua đã giúp các cơm bão mạnh hơn. Điều này đã được chứng minh qua cơn bão Irene xảy ra vào cuối tháng 8 vừa qua, đã tấn công vào bờ biển nước Mỹ nơi nhiệt độ tại Đại Tây Dương cao hơn mức trung bình hàng năm. Vì vậy, nhiệt độ các đại dương tăng đã tương liên với khí hậu nóng lên bắt nguồn từ hoạt động của con người. Báo New York Times ngày 27/8 đánh giá: ‘‘Bằng chứng về mối quan hệ giữa các cơn bão trên Đại Tây Dương với khí hậu trái đất nóng lên dường như có tính thuyết phục’’.
Ngoài ra, mật độ các cơn bão gia tăng còn do một nguyên nhân khác từ việc khí hậu nóng lên, đó là mực nước biển dâng cao. Mực nước biển cao hơn mức trung bình 20cm do khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây ra đe dọa các khu vực ven biển, phải đối mặt với những cơn bão và kèm theo đó là lốc xoáy.
Theo các chuyên gia khác, như nhà nghiên cứu thuộc Viện địa vật lý Princeton, ông Thomas Knutson cho rằng trong những thập kỷ qua các cơn lốc xoáy mạnh hơn từ 4-5 lần được quan sát trong một giai đoạn ngắn cho thấy chúng sẽ có xu hướng xảy ra thường xuyên. Chúng hoàn toàn bắt nguồn từ sự thay đổi hiển nhiên của khí hậu và không liên quan đến khí hậu trái đất nóng lên. Bởi nếu nhiệt độ tiếp tục là những nguyên nhân chính hình thành các cơn bão thì những yếu tố khác cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, như sự ‘‘va chạm’’ của gió, tức sự khác biệt trong tốc độ và hướng di chuyển của gió ở 2 độ cao nếu mạnh sẽ ngăn cản hình thành các cơn bão. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Knutson, Emanuel, cùng 8 nhà khoa học khác, đánh giá khí hậu trái đất nóng lên do khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ dẫn đến các cơn bão xuất nhiện nhiều và mạnh hơn. Mật độ các cơn bão trên toàn cầu sẽ tăng từ 2-11% từ nay đến năm 2100, tức thấp hơn mức đánh giá các cơn bão tăng trong 30 năm qua. Nhưng lần này mọi ý kiến đều đồng thuận với cộng đồng khoa học./.
Theo báo Lemonde.fr
(Bài dịch)