Thứ Hai, 23/9/2024
Diễn đàn
Thứ Ba, 14/2/2012 22:20'(GMT+7)

Cán bộ gần dân?

Câu chuyện đùa trên phản ánh một thực tế hiện nay, nhiều cán bộ cơ quan cấp trên rất ngại đến với dân, đặc biệt với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Làm cán bộ không xuống với dân, có nghĩa xa dân, không biết tâm tư, nguyện vọng của người dân muốn gì, nghĩ gì…

Đem câu chuyện này tâm sự với một số cán bộ ở cơ quan một số tỉnh khu vực Tây Nguyên, cùng trao đổi nhận được một số ý kiến.

Hạ tầng công nghệ thông tin phát triển mạnh, có nghĩa việc nắm bắt, chỉ đạo, điều hành công việc cũng thuận lợi hơn. Tùy từng người, từng tính chất của công việc cụ thể mới bố trí cán bộ xuống cơ sở. Hơn nữa, trình độ cán bộ cơ sở giờ cũng khá lên nhiều, nên nhiều lúc cũng không nhất thiết phải “cầm tay chỉ việc”. Theo nhiều người, quan trọng nhất có nắm được vấn đề để tiện chỉ đạo, điều hành hay không, còn việc có xuống với dân hay không, sẽ nảy sinh hai luồng ý kiến. Thứ nhất, xuống với dân mà không giúp được gì cho dân, chỉ xuống nghe báo cáo qua loa, nắm tình hình sơ sơ; dăm câu ba chuyện đóng dấu công tác rồi về cũng không nên xuống. Thứ hai, địa phương nhiều khi nghe có cán bộ ở trên về, thường nghĩ sẽ nhận được sự hỗ trợ của trên, được dự án hay chương trình, nảy sinh tâm lý ỷ lại. Ngoài ra, cán bộ ở cấp cao mới hay muốn xuống, vì mỗi khi đi có quà mang tặng. Thành thử, cán bộ cấp thấp hơn cũng không nhiệt tình mặn mà với việc đi cơ sở…

Có thể, những dẫn chứng nói trên mới chỉ phần nào lột tả được tâm tư, nguyện vọng của chính người dân và cán bộ cấp trên, nhưng thực tế cuộc sống việc gần dân, bám dân là điều không thể thiếu, có tính chất quyết định sự thành bại trong cách điều hành, lãnh đạo của từng địa phương.

Đối với người dân, khi trình độ dân trí chưa cao, đặc biệt với đồng bào dân tộc thiểu số việc cán bộ đến với mình sẽ giúp họ được nhiều điều. Họ mong muốn cán bộ đưa đường, chỉ lối, giúp mình thoát đói giảm nghèo; họ kỳ vọng, mong chờ ở điều đó. Còn xuống với dân, cán bộ nào cũng phát biểu đồng bào cần trồng cây gì, nuôi con gì thì cán bộ nào cũng có thể phát biểu được.

Cán bộ trung ương, cán bộ tỉnh xuống địa phương có dám ăn đồ ăn đồng bào dân tộc chuẩn bị không. Nếu câu trả lời là không, nhiều người cho rằng đừng nên xuống, đồ ăn được chế biến theo những cách cổ truyền của đồng bào dân tộc sẽ rất khó ăn vì điều kiện vệ sinh kém. Nhưng với khách quý, đồng bào mới đem ra tiếp đãi, nếu không ăn được, cán bộ cấp trên xem như đã khép cách cửa để “ba cùng” với dân.

Đồng bào xưa nay sống chân thành, ít nói, quanh năm lặng lẽ với núi rừng, cảm nhận bằng các giác quan giữa bốn bề rừng núi nên đến với dân, cán bộ không chỉ “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm); người dân mới dốc ruột, dốc gan nói thật, mới tâm sự những điều trăn trở. Thường đồng bào được hỏi gì, đáp nấy, nên nhiều khi thấy cách trả lời như vậy, cán bộ không biết phải xử lý thế nào. Xưa ngăn sông, cách núi nhưng cán bộ vẫn gần dân, hiểu dân muốn gì, có như thế sự nghiệp cách mạng với thành công. Giờ đường, điện, trường, trạm thuận lợi những suy nghĩ của cán bộ và đồng bào hai ngả xa nhau. Chuyện xuống với dân không phải là phương tiện đi lại, việc xuống với dân không phải đi bằng cách nào, mà xuống với dân để giúp gì cho dân.

Muốn giúp dân, cán bộ phải thấu hiểu, phải lắng nghe, phải gắn bó máu thịt với dân, xem họ muốn gì, nghĩ gì. Nhiều nơi, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn lạc hậu, sống với những phong tục tập quán còn lỗi thời, nên đến với người dân ở những khu vực này, cán bộ không nên chê bai, dè bỉu mà cần tìm hiểu, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để người dân bỏ đi những thói quen lạc hậu, lỗi thời.

Quan trọng nhất phải máu thịt với nhân dân, một cán bộ từng lăn lộn nhiều năm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tâm sự: Năm thứ nhất, năm thứ hai mình xuống cơ sở, mình nói tiếng Kinh đồng bào vẫn nói chuyện, nhưng sang năm thứ ba, họ nói tiếng của họ. Do đó, mình cũng phải học tiếng của đồng bào để tiện giao tiếp, từ chỗ giao tiếp bằng tiếng của họ, đồng bào hiểu mình hơn, không còn gọi tên mình nữa, kêu mình bằng tên con mình; phải rất thân, rất quý đồng bào mới làm như thế. Hơn nữa, đến với đồng bào cần phải có sự cảm thông sâu sắc, có nhiều điều họ chưa nhận thức đúng bản chất sự việc, chưa biết cách làm nên cần động viên hướng dẫn, chỉ bảo để họ thay đổi cách làm. Ví như, trong canh tác và thu hoạch nông sản, nhiều khi người dân thường làm theo những thói quen, tập quán cũ, cứ làm đi làm lại thành nếp, họ cũng không bận tâm có nên cải tiến cách làm, đưa khoa học công nghệ vào áp dụng để tăng năng suất hay không. Vì thế, có cán bộ cần ở chỗ đó, cán bộ đến với dân cần chỉ bảo, động viên, hướng dẫn một cách tỷ mỷ để từ đó thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi, đưa đến hiệu quả năng suất công việc cao hơn.

Câu chuyện cán bộ gần dân là một câu chuyện đã có từng được nói rất nhiều nơi, nhiều chỗ. Mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền chính là cán bộ; liệu các cán bộ có muốn gần dân không?

Trọng Đạt

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất