Thứ Bảy, 28/9/2024
Chính sách
Thứ Sáu, 24/10/2008 19:55'(GMT+7)

Cần quan tâm đến mô hình Câu lạc bộ gia đình trẻ

 
 Hoạt động của CLB gia đình trẻ đang ngày càng thu hút được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy và chính quyền. Điều đáng mừng hơn là các CLB thường xuyên nhận được đơn xin gia nhập CLB của các cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt có nhiều cặp vợ chồng đã trên 40 tuổi, nhưng vẫn tha thiết được tiếp tục tham gia CLB gia đình trẻ.Trong đó có 36 CLB đang hoạt động thường xuyên và có hiệu quả thiết thực, nhất là ở các xã Trung Nghĩa, Đào Xá, Phượng Mao, Trung Thịnh).

Các vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em, dân số/SKSS, giúp nhau phát triển kinh tế... là những nội dung được các thành viên trao đổi nhiều nhất trong mỗi buổi sinh hoạt. Vì thế, hiện nay nhiều CLB nhiều năm liền không có người đẻ mau, không có người sinh con thứ 3 trở lên (như ở xã Trung Nghĩa), đã góp phần duy trì tốc độ tăng dân số của huyện Thanh Thủy ở mức 1,0% trở xuống; nhiều gia đình trẻ có thêm điều kiện phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 29,4% (năm 2005) xuống còn 21,4% (theo chuẩn mới). Có những CLB duy trì tốt hoạt động gây quỹ bằng đóng góp và đảm nhận các công trình của nhân dân đã tổ chức cho tất cả gia đình thành viên CLB đi tham quan du lịch...

Tuy nhiên, việc phát triển và duy trì hoạt động của CLB hiện nay còn có những khó khăn nhất định: một số xã lúng túng trong việc thành lập và hướng dẫn hoạt động của loại hình CLB thanh niên; tài liệu, nội dung để CLB sinh hoạt còn thiếu và chưa phong phú, nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa hiểu rõ ý nghĩa cũng như tác dụng khi tham gia CLB và còn phải tập trung phát triển kinh tế gia đình nên không tha thiết gia nhập. Nhiều CLB hoạt động còn hình thức, chưa sáng tạo trong tổ chức các nội dung hoạt động, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình...

Từ kết quả và khó khăn trên, xin nêu ra những giải pháp để mô hình CLB gia đình trẻ ngày càng được nhân rộng và phát huy hiệu quả:

*Trước hết, ngay từ đầu năm phải chỉ đạo các cơ sở đoàn xây dựng và giao chỉ tiêu hoạt động cho từng CLB, như chỉ tiêu về ngăn chặn tình trạng tảo hôn, giáo dục giới tính và tư vấn CSSKSS, tham gia chăm sóc và bảo vệ trẻ em, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện các chỉ tiêu đó.

* * Cần thường xuyên liên hệ, phối hợp với các tổ chức, cơ quan, ngành liên quan để phối hợp tuyên truyền, tư vấn và tổ chức các hoạt động chuyên đề cho cán bộ CLB, ĐVTN hiểu rõ những quy định, chính sách pháp luật mới về thanh niên, dân số và phát triển; hưởng ứng các đợt chiến dịch CSSKSS, đưa dịch vụ y tế về khu dân cư...

* * * Các cấp bộ đoàn cần chủ động phối hợp với chính quyền, các ngành tăng cường cung cấp tài liệu sinh hoạt và trao đổi những kiến thức mới về lĩnh vực dân số, sức khỏe và phát triển cho CLB.
* * * * Nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình trẻ phát triển kinh tế để tránh nghèo, các cấp chính quyền cần tăng cường cơ chế hỗ trợ vốn ưu đãi, kỹ thuật mới về chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu sản xuất. Hiện nay, thanh niên trở về đầu tư làm kinh tế tại địa phương bắt đầu có xu hướng tăng, nhưng đang khó khăn về vốn và thông tin thị trường, dịch vụ (huyện đoàn Thanh Thủy vừa tiến hành khảo sát, kết quả tổng số 70 mô hình kinh tế nhỏ và vừa của ĐVTN có nhu cầu được khuyến khích phát triển).

Cuối cùng là sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền và sự chỉ đạo thường xuyên, sát sao của các cấp bộ Đoàn; ngoài việc lựa chọn được những cán bộ đoàn có trách nhiệm và năng động, còn có yếu tố nơi nào chi bộ giao nhiệm vụ cho đảng viên trẻ trực tiếp làm chủ nhiệm thì CLB nơi đó phát triển. Khi được tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương, chắc chắn sẽ tạo cơ sở tốt cho việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển KT – XH nói chung và về chính sách dân số, gia đình và trẻ em nói riêng.

Hùng Dũng(CTV)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất