Ngày 10-8-1961, lần đầu tiên quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc da cam dioxin trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Nhật Bản trong suốt 19 năm (1976 đến năm 1995) đã đặt chân đến nhiều vùng Việt Nam tìm hiểu và chụp những bức ảnh những nạn nhân chất độc da cam dioxin để rồi viết cuốn sách về chất độc da cam- dioxin tại Việt Nam . Cuốn sách kể về sự hủy diệt môi trường sống và sức khỏe con người của loại chất độc hóa học này tại miền trung và nam Việt Nam.
Trong những dòng nhật ký chương đầu cuốn sách tác giả miêu tả sau…
Nơi tôi đặt bước chân đầu tiên là rừng Cà Mau- mảnh đất vùng cực nam Việt Nam. Cả người tôi ướt như chuột lột, đó là một sáng mưa tháng 6 năm 1976 , con thuyền nhỏ lặng lẽ tiến vào rừng Cà mau. Trước mắt tôi, màu sắc chiến tranh vẫn đang bao phủ nơi được coi là khu căn cứ cách mạng nổi tiếng và cũng là nơi đã xảy ra nhiều trận chiến ác liệt giữa quân đội giải phóng miền nam Việt Nam và ngụy quân Sài Gòn. Giờ khắc đó, rừng Ca Mau không còn tiếng súng, tiếng bom, Chim không hót, lá không xào xạc,mưa cũng đã tạnh, song tôi cảm thấy mảnh đất này sự sống vẫn chưa thể gượng dậy sau một năm kết thúc chiến tranh..Một cảm giác căng thẳng khiến tôi run lên không thể cầm được máy quay,người chèo thuyền nhắc tôi ngồi xuống, anh nhà báo Việt Nam đi cùng tôi phá tan bầu không khí tĩnh mịch bằng tiếng hô rất lớn …đừng lên bờ.. vùng này đang phơi nhiễm nặng chất độc da cam –dioxin, nguy hiểm lắm…
Ấn tượng về rừng Cà Mau đã khiến nhiếp ảnh gia Nakamura suốt trong 19 năm liền với chiếc máy ảnh trên tay tìm đến nhiều địa phương của tỉnh Cà Mau, rồi thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Biên Hòa… tìm hiểu và chia sẻ với từng gia đình nạn nhân chất độc da cam-dioxin Việt Nam . Các bức ảnh của nhiếp ảnh gia được in trong cuốn sách: bà mẹ với đứa con 10 tháng tuổi, Bố của bé đã nhiễm chất độc da cam-dioxin tại đường mòn Hồ Chí Minh (1981) ,Nuôi tôm trên mảnh đất di tích chiến tranh (năm1995)… vừa lột tả sâu sắc nỗi đau dai dẳng của thế hệ thứ hai người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam-dioxin, vừa thể hiện khát vọng được sống,hướng tới tương lai tốt đẹp của những nạn nhân này.
Từ năm 2007, nhiếp ảnh gia Nakamura đã nhiều lần mở triển lãm ảnh và các buổi diễn thuyết về cuốn sách nạn nhân chất độc da cam Việt Nam tại Mỹ với hy vọng sẽ làm cho Chính phủ và người dân Mỹ nhìn nhận một lần nữa hình ảnh đa chiều về cuộc chiến tranh tại Việt Nam, từ đó đánh giá đúng trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh đó là cần phải làm gì cho những nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam./.
(Theo Nhân Dân)