Vào mùa khô, nhất là dịp cuối năm,
những đợt triều cường dâng lên tràn vào vùng ven đô. Những vùng ven ở
quận Bình Thạnh, Thủ Đức nước tràn lên mặt đường, tràn vào các vườn mai,
cây kiểng. Người dân ứng phó những cơn mưa, những đợt triều cường một
cách bình thản, vì họ chủ động được để thích nghi, nên không gây xáo
trộn đến đời sống.
Những
vùng ven ở quận Bình Thạnh, Thủ Đức nước tràn lên mặt đường, tràn vào
các vườn mai, cây kiểng. Người dân ứng phó những cơn mưa, những đợt
triều cường một cách bình thản, vì họ chủ động được để thích nghi, nên
không gây xáo trộn đến đời sống.
Tuy nhiên, tình hình những năm gần đây
đã khác. Mưa lụt đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hàng ngày của hàng
triệu cư dân thành phố, gây nên nỗi lo âu mỗi khi mưa to, triều cường.
Ngập lụt trong mùa mưa, trong các đợt triều cường đã làm cho giao thông
tê liệt, gây thiệt hại về vật chất của người dân. Ngập lụt đã diễn ra
trên diện rộng, ở những nơi chưa bao giờ người ta nghĩ lại có thể ngập
lụt được như sân bay Tân Sơn Nhất, như đường Phạm Văn Đồng, một con
đường đẹp hàng đầu của thành phố vừa mới được xây dựng.
Mặc
dù thành phố từ lâu đã có chương trình chống ngập lụt và đã bỏ ra không
ít kinh phí cho công việc này, nhưng tình hình không những không được
cải thiện mà còn thêm phần nặng nề hơn; đã có những lời than phiền từ
các vị đại biểu HĐND Thành phố rằng “càng chống càng ngập”. Thực ra,
chương trình chống ngập lụt của thành phố đã có lúc giải quyết được
nhiều điểm ngập lụt vào khoảng thời gian những năm 2000 - 2007. Nhưng
sau đó, tình hình ngập lụt lại diễn biến phức tạp hơn; đặc biệt như mùa
mưa năm nhiều “phố biến thành sông, nhà biến thành ao” kéo dài trong
nhiều ngày, đã khiến tình hình ngập lụt đã trở thành một “vấn nạn” đô
thị thực sự bên cạnh các “vấn nạn” về kẹt xe, ùn tắc giao thông, ô nhiễm
môi trường…
Lý
giải nguyên nhân dẫn đến tình hình này, nhiều chuyên gia hàng đầu về
lĩnh vực này cũng như các nhà quản lý đều nhìn nhận là do biến đổi khí
hậu gây nên thời tiết cực đoan, do khai thác nước ngầm quá mức gây sụt
lún trên diện rộng, do qui hoạch phát triển không hợp lý, phát triển hạ
tầng không tương ứng với tỷ lệ tăng dân số…
Đó
là những vấn đề cực kỳ hệ trọng liên quan mật thiết đến sự phát triển
bền vững của thành phố đầu tàu kinh tế của cả nước. Để giải quyết vấn đề
một cách căn cơ, rõ ràng là cần một nguồn lực rất lớn để thành phố đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đáp ứng cho nhu cầu và mục tiêu phát
triển hàng trăm năm sau.
Trong
mấy chục năm sau giải phóng, thành phố đã phát triển với tốc độ nhanh
chưa từng thấy, kéo theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Những vùng nông
thôn đã biến thành phố thị như nhiều vùng ở quận Gò Vấp, Bình Tân, Tân
Phú, Q. 7, Q.2, Thủ Đức… đã làm cho một diện tích lớn đất nông nghiệp
với các kênh rạch, ao, hồ - là môi trường tự nhiên chứa và tiêu thoát
nước - bị bê tông hóa. Đặc biệt khu vực Nam Sài Gòn là vùng thoát nước
tự nhiên của cả thành phố đã trở thành đô thị hiện đại, khiến cho môi
trường thoát nước tự nhiên bị phá vỡ, làm mất khả năng điều tiết nước
trong mùa mưa. Đó có thể xem là nguyên nhân của tình trạng “càng chống
càng ngập”. Trong diện ngập lụt cục bộ ở các khu dân cư, những vùng từ
“làng lên phố” luôn trong tình trạng cứ mưa là lụt kéo dài là do không
có hệ thống thoát nước; những vùng như vậy không phải là ít, góp phần
làm trầm trọng thêm bức tranh ngập lụt của thành phố.
Đã
có nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng, để chống ngập lụt, Thành phố
Hồ Chí Minh phải xây hệ thống cống cùng đê bao để ngăn triều cường; khôi
phục hệ thống kênh rạch đã bị san lấp để thoát nước mưa; làm các hồ
chứa nhân tạo để chứa và điều tiết nước trong mùa mưa… Thực tế nhiều dự
án đã được triển khai nhưng chưa phát huy hiệu quả do đầu tư chưa đồng
bộ.
Đây
là một quá trình đầu tư lâu dài với nguồn lực lớn. Trong việc chống
ngập lụt đôi khi không phải cứ có tiền là đã thành công, hoặc muốn làm
là được mà cần các biện pháp tổng hợp từ qui hoạch và quản lý đô thị, là
việc chấp hành pháp luật của các cơ quan công quyền và người dân. Trong
những ngày ngập lụt vừa qua, lãnh đạo thành phố đã đi kiểm tra khu vực
sân bay Tân Sơn Nhất và một số nơi, đã phát hiện ra nhiều miệng cống
thoát nước bị xây lấn trái phép, một số kênh mương thoát nước đã bị
chiếm dụng để xây các công trình dân dụng. Điều đó thể hiện sự chấp hành
pháp luật của người dân chưa nghiêm, sự kiểm tra, chế tài của chính
quyền còn lỏng lẻo, chưa hết trách nhiệm.
Hậu
quả là làm tăng thêm các điểm ngập lụt mới. Cũng cần nói thêm rằng, ở
những khu đô thị hóa chưa được đầu tư hệ thống thoát nước hoàn toàn có
khả năng vận động người dân đóng góp xây dựng hệ thống thoát nước trong
khu dân cư để đấu nối với hệ thống thoát nước chung của thành phố. Nhiều
nơi đã làm rất tốt việc này, nhưng hiện nay, còn không ít vùng mới đô
thị hóa không huy động được sự đóng góp và tính chủ động của người dân.
Đó là trách nhiệm của hệ thống chính trị trong việc xây dựng khu phố văn
hóa, văn minh.
Chống
ngập lụt chính xác là một cuộc đấu tranh với thiên nhiên, trong đó vừa
có yếu tố thích ứng vừa có yếu tố chinh phục thiên nhiên. Do vậy, không
phải lúc nào cũng áp dụng các biện pháp duy ý chí mà cần phải nắm vững
qui luật của tự nhiên và xã hội, xem đó như bối cảnh ra đời các quyết
sách chống ngập lụt, sao cho phát huy cao nhất trách nhiệm của chính
quyền và người dân. Chỉ có như vậy mới huy động được nguồn lực toàn xã
hội; và công cuộc chống ngập lụt mới mang tính bền vững, căn cơ.
Nguyễn Quang Vinh/Báo Tin tức