Thứ Bảy, 23/11/2024
Diễn đàn
Thứ Sáu, 7/10/2016 10:1'(GMT+7)

Nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

(Ảnh minh họa: TTXVN)

(Ảnh minh họa: TTXVN)

Vì vậy, cần biết sự hài lòng của người dân để điều chỉnh phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành. Do đó, sự hài lòng của người dân là rất quan trọng, tạo động lực để đất nước phát triển, hướng tới sự dân chủ, công bằng. Đây cũng là mục tiêu chính để các cơ quan hành chính Nhà nước thay đổi thái độ tích cực khi phục vụ người dân.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 10 địa phương được chọn thí điểm điều tra xã hội học về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS). Theo thống kê của UBND Thành phố Hồ Chí Minh thì từ tháng 4 đến tháng 9-2016, tỷ lệ khảo sát hài lòng đạt khoảng 94%. Thời gian tới, thành phố ban hành quy định về thực hiện thư xin lỗi, áp dụng thống nhất cho 24 quận, huyện và các sở-ngành. Thư xin lỗi là một cách làm trong nhiều phương pháp để cán bộ, công chức tự rèn, thay đổi hành vi trong hoạt động công vụ, trong các tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ công, ngăn chặn nhũng nhiễu...

Cách làm của Thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng rõ nét việc cơ quan hành chính nhà nước luôn quan tâm đến sự hài lòng của người dân. Bởi lẽ, nền hành chính của nước ta luôn có sứ mệnh “công bộc của dân”, phục vụ tận tụy nhân dân. Tuy nhiên, trước tác động của nền kinh tế thị trường, yếu tố đô thị hóa nhanh, dân số đông tạo ra khối lượng và áp lực công việc rất lớn cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là trong giải quyết hồ sơ hành chính cho tổ chức và công dân, đã tạo ra những hạn chế đòi hỏi các cấp, các ngành cần phải nêu cao trách nhiệm, đạo đức công vụ.

Thời gian qua, trong chỉ tiêu kinh tế-xã hội hằng năm chưa có chỉ tiêu sự hài lòng của người dân, vì thế chỉ số hài lòng của người dân không phải địa phương nào cũng quan tâm đúng mức. Chương trình Cải cách hành chính nhà nước cần lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo. Việc công nhận chỉ số SIPAS hằng năm sẽ làm cơ sở cho từng địa phương cải thiện hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Bên cạnh xây dựng hệ thống một cửa điện tử, đầu tư trang thiết bị tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhằm tạo thuận lợi cho người dân thực hiện đánh giá… các địa phương cũng cần có thêm hình thức dùng phiếu, gặp gỡ, đối thoại để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Sau khi có kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân, từng địa phương cần sử dụng kết quả này để thay đổi cách thức quản lý, phương thức phục vụ người dân thì chỉ số hài lòng mới phát huy được giá trị. Bên cạnh đó, tỷ lệ không hài lòng dù nhiều hay ít cũng cần xem trọng và kiên quyết khắc phục. Nói cách khác, kết quả chỉ số hài lòng của người dân phải trở thành động lực cho cán bộ, công chức không ngừng hoàn thiện bản thân. Để cải cách hành chính hiệu quả không chỉ cần thái độ tôn trọng, ân cần, lịch sự khi giải quyết các công việc với dân mà từng cơ quan, đơn vị phải tích cực cải cách các thủ tục, phương pháp làm việc, chế độ, chính sách để giảm sự rườm rà, nhiêu khê, mất thời gian của Nhà nước và công dân. Điều này đòi hỏi phải tuyển chọn được đội ngũ công chức Nhà nước đủ đức, đủ tài để giải quyết các công việc hành chính và cần nhân rộng những mô hình tốt ra các địa phương trong cả nước./.

Hùng Khoa (Báo QĐND)



Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất