Người lãnh đạo không chỉ biết “gật đầu”, mà còn cần cả những cái “lắc
đầu” chuẩn xác! Gật đầu đúng, lắc đầu chuẩn gắn với trách nhiệm, bản
lĩnh cá nhân, chính kiến riêng. Đó là kết tinh của tài năng trí tuệ!
Thời
kinh tế thị trường hội nhập càng cần ở người lãnh đạo trên các lĩnh vực
tư duy mạch lạc, tầm nhìn xa và sự tỉnh táo cần thiết.
Đó
chính là phẩm chất, “tố chất” làm nên sự nhạy bén thức thời trong năng
lực lãnh đạo của “tư lệnh” các bộ, ngành, người đứng đầu tỉnh, thành và
cả người thi hành công vụ!
Mới hay,
người lãnh đạo không chỉ biết “gật đầu”, mà còn cần cả những cái “lắc
đầu” chuẩn xác! Gật đầu đúng, lắc đầu chuẩn gắn với trách nhiệm, bản
lĩnh cá nhân, chính kiến riêng. Đó là kết tinh của tài năng trí tuệ!
Không
đánh đổi môi trường vì kinh tế là quyết định rõ ràng của Đảng, QH,
Chính phủ trong mở mang công nghiệp (CN), vẫy gọi đầu tư!
Chính vì thế, dư luận vỗ tay ran trời
với những cái lắc đầu không đón rước dự án đầu tư CN gây nhiều ô nhiễm.
Nhớ mãi chuyện ông Nguyễn Bá Thanh từng “lắc đầu” từ chối dự án thép tỷ
đô của liên doanh China Steel Corporation (Đài Loan) do nguy cơ ô nhiễm
môi trường nặng. Có hay dự án lại do Bộ KH - ĐT giới thiệu về cho Đà
Nẵng! Quyết định của người đứng đầu TP Đà Nẵng liệu có làm “mếch lòng”
Bộ KH - ĐT? Nhưng rõ ràng cái “lắc đầu” này là chuẩn xác, đầy bản lĩnh
và chính kiến. Nếu không Đà Nẵng đã “ôm về” một dự án ô nhiễm nặng nề,
thì sao có thể gọi là thành phố đáng sống nữa?
Không
chỉ dự án thép này bị từ chối, mà cả nhà máy dệt nhuộm 200 triệu USD
của nhà đầu tư Hàn Quốc cũng bị chính quyền Đà Nẵng nói “không”(!)
Đâu
chỉ Đà Nẵng, mà lịch sử đón rước các doanh nghiệp (DN) FDI cũng không
thể quên lãnh đạo Khánh Hòa từng lắc đầu với dự án thép Posco ở Đầm Môn
thuộc vịnh Vân Phong đẹp như mơ. Người có công đứng ra quyết cản dự án
thép này là ông Phạm Văn Chi (thời đó là Chủ tịch tỉnh), mà giờ dân
Khánh Hòa còn ca ngợi mãi.
Càng ngày
thực tế càng chứng minh đất nước không thể ào ạt đón rước đầu tư bằng
mọi giá. Đi lên công nghiệp hiện đại đất nước mới có thể giàu có, nhưng
không vì tăng trưởng nóng, phát triển kinh tế, mở mang CN vội vàng, mà
“ôm về” những dự án gây ô nhiễm lớn. Bài học về dự án Formosa - Hà Tĩnh,
dự án nhà máy giấy Lee&Man - Hậu Giang đang “nhỡn tiền” kia. Đã đến
lúc các bộ, ngành, các tỉnh, thành phải bừng tỉnh trong thu hút đầu tư.
Không thể “hoa mắt” với số bạc tiền đầu tư khủng tỷ đô nọ, chục tỷ đô
kia nhà đầu tư “trương ra” mà ngó lơ những hậu quả khó lường!
Rõ
ràng các Bộ KH - ĐT, KH - CN, TN - MT phải nhìn rõ hơn trách nhiệm của
mình trong vai trò quản lý nhà nước giúp Chính phủ thực hiện cam kết
“không đánh đổi môi trường vì kinh tế” trước dân. Đã đến lúc phải biết
giật mình với ô nhiễm môi trường từ các dự án CN lớn. Đã đến lúc không
thể “ngẫu hứng” trong đón rước đầu tư. Bộ TN - MT phải rà soát hết các
khu CN xem thực trạng xả thải CN ra sao? Bộ KH - CN phải nhìn lại
thiết bị công nghệ các DN FDI “bê” vào ta thế nào, liệu có nhiều không
những thiết bị công nghệ lạc hậu? Không “chặt tay”, không chỉ đạo kiểm
tra, kiểm soát tử tế, thì nguy cơ đất nước nay mai trở thành bãi thải CN
của thế giới là khó tránh.
Không
chỉ thu hút thẩm định các dự án đầu tư mới cần đến những cái “lắc đầu”
chuẩn xác. Trong cuộc sống, nhiều việc cũng cần những cái “lắc đầu” đầy
trí tuệ và bản lĩnh thông minh, có chính kiến và trách nhiệm cá nhân.
Dân trí giờ khác xưa nhiều, lãnh đạo bộ, ngành nào nói không đúng, làm
không chuẩn chỉ là người dân “lắc đầu” ngao ngán. Như Bộ GD - ĐT cứ nói
lắng nghe, đang nghe mà sao cứ làm ngược lại những gì đã nghe? Cứ nói
đất nước còn nghèo, đổ cho dân còn nghèo nên phải đầu tư cho trường
chuyên, liệu có đúng với mục đích giáo dục không, hay là tư duy đào tạo
“gà nòi” đem đi thi thố trong cái bệnh thành tích, mà chính tư duy của
lãnh đạo Bộ cũng chưa thoát được ra? Như Chính phủ quyết liệt tháo gỡ
thủ tục hành chính nâng bước các DN, mà sao Bộ Công thương vẫn cứ “cố
ôm” các thông tư vô lý như buộc tay DN và người dân? Có hay người dân
đang quyết liệt “lắc đầu” với áp đặt của những quy định, chính sách “vẽ
ra” từ các phòng máy lạnh.
Người dân “lắc đầu” khi lãnh đạo TP Hồ Chí Minh giải thích tình trạng
ngập tràn lan đường phố như sông là do dân xả rác, nhét rác vào cống,
làm nhà đè lên cả cống tiêu, kênh tiêu. Chuyện đó là có, nhưng phải nhìn
rõ cái chính gây ra ngập là do quy hoạch thiếu tầm, do quản lý non kém,
do xây quá nhiều cao ốc trong các tuyến phố trung tâm, thì dân mới có
thể gật đầu “tâm phục khẩu phục”!
Không
gì giấu được tai mắt dân. Cái gì trí tuệ dân cũng tỏ hết. Dân ta lắc
đầu, hay gật đầu đều có lý và chuẩn xác. Thế nên, trả lời của Phó Giám
đốc Công an TP Hà Nội về vụ hành hung nhà báo trên cầu Nhật Tân khó
thuyết phục, thành “chuyện đùa” trong dư luận. Khi “cái uy” càng cố
phình to, ắt “cái tín” sẽ teo nhỏ đi, có gì lạ?
Theo Người đại biểu nhân dân