Chủ Nhật, 22/9/2024
Chính sách
Thứ Năm, 30/8/2012 21:32'(GMT+7)

Chung sức xây dựng nông thôn mới: “Dồn điền, đổi thửa”- tiền đề xây dựng nông thôn mới ở Khánh Hòa

Công tác “Dồn điền đổi thửa” (DĐĐT) được UBND huyện Cam Lâm triển khai từ năm 2007 với các bước chính: khảo sát, thu thập số liệu đất đai; xây dựng phương án DĐĐT: để các hộ gia đình tự thỏa thuận việc chuyển đổi ruộng đất cho nhau hoặc chính quyền tính toán chất lượng loại đất, đứng ra phân chia các loại đất sao cho phù hợp; họp dân thông qua phương án và triển khai cấp mới ruộng đất. Đến nay, toàn huyện Cam Lâm đã có 7 xã thực hiện thành công việc DĐĐT với tổng diện tích hơn 182 ha. Số thửa ban đầu là 1.431, sau khi thực hiện DĐĐT số thửa còn lại là 590, giảm 841 thửa.

Việc DĐĐT đã mang lại hiệu quả tốt, được nhiều xã và hộ dân đồng tình ủng hộ. Đại diện UBND xã Cam Thành Bắc cho biết: Trước đây, người dân trồng lúa trên diện tích manh mún, mỗi năm chỉ sản xuất được 1-2 vụ lúa, năng suất 5 tấn/ha. Đến nay, nhờ DĐĐT, việc công tác chăm sóc, tưới tiêu, đưa cơ giới hóa vào sản xuất trở nên thuận lợi; trên cùng một diện tích, bà con đã nâng được 3 vụ lúa/năm, năng suất đạt từ 6-7 tấn/ha. Điển hình như hộ ông Lê Chí Sỹ ở xã Cam An Bắc có 16 thửa (2 ha) trồng mía, sau khi DĐĐT chỉ còn 2 thửa nên việc chăm sóc hết sức thuận lợi, năng suất tăng lên rõ rệt, từ 35 tấn lên đến 60 tấn mía/ha.

Ô ng Trường Hữu Lan, Phó chánh Văn phòng điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho rằng,từ hiệu quả xây dựng mô hình DĐĐT ở huyện Cam Lâm, thời gian tới, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa sẽ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng “Kế hoạch dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012- 2015”. Giai đoạn đầu, DĐĐT sẽ gắn với kế hoạch cơ giới hóa sản xuất và triển khai ở 20 xã điểm./.

Quang Đức - TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất