Chủ Nhật, 3/11/2024
Cùng suy ngẫm
Thứ Sáu, 18/3/2016 9:39'(GMT+7)

Chuyện ghi trên cánh đồng lớn ở Bến Tre

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thị sát tình hình xâm nhập mặn ở xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thị sát tình hình xâm nhập mặn ở xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.


"Đau như muối xát vào lòng"

11 giờ trưa 17-3, đoàn xe công tác của Trung ương dừng bánh giữa cánh đồng lúa rộng bạt ngàn thuộc ấp Tân Phước, xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Khi xe vừa dừng bánh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước vội ra phía cánh đồng, trực tiếp kiểm tra tình trạng ngập mặn ở từng thửa ruộng. Quan sát tổng thể một lượt, Tổng Bí thư bước về phía anh nông dân đang nhổ bỏ những gốc lúa trong thửa ruộng của mình và hỏi:

- Xin chào anh. Lúa này được bao nhiêu tháng tuổi rồi?

- Dạ, xin chào Tổng Bí thư! Lúa này được 80 ngày tuổi rồi bác ạ! - Anh nông dân Nguyễn Văn Hòa, ở ấp Tân Phước trả lời.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hỏi tiếp:

- Đất nhiễm mặn nặng thế này thì lúa làm sao mà sống được. Chắc anh phải nhổ bỏ vìcây lúa không thể tận dụng cho bò ăn đúng không?

- Vâng ạ! Nhà cháu mất trắng hơn 7.000m2 ruộng! Đất bị xâm mặn nên lúa chết khô. Lúachết do bị ảnh hưởng mặn nên trâu, bò cũng không thể ăn được... Vậy là mất trắng bác ạ!

Nghe đến đó, Tổng Bí thư chủ động đưa tay nhổ những gốc lúa đã ngả màu ố vàng rồi khẽ nói: “Mất trắng hết cả rồi. Thế này thì nông dân lại khổ thêm. Đúng là đau như muối xátvào lòng!”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với nông dân tìm hiểu về tình trạng xâm nhập mặn tại xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. 

Tất cả mọi người có mặt đều thấm thía và đồng cảm với cảm xúc của Tổng Bí thư. Chủ tịch UBND xã Tân Thanh Lê Minh Công chia sẻ, xâm nhập mặn khiến các loại cây trồng không thể tồn tại được; người dân vì thế không thể sản xuất canh tác... Đó thực sự là một khó khăn quá lớn! Trên địa bàn xã Tân Thanh có khoảng 650ha đất canh tác lúa, đến nay đã bị thiệt hại hơn 90%. Thế nhưng, Tân Thanh chỉ là một trong số 162 xã (trong tổng số 164 xã của tỉnh Bến Tre) bị xâm nhập mặn. Hiện nay, độ mặn 4g/lít (4‰) đã xâm nhập sâu từ 48 đến 70km, độ mặn 1‰ gần như đã bao phủ toàn tỉnh Bến Tre. Độ mặn trong nội đồng có nơi hơn 5‰, do đó gần 19.000ha lúa đông xuân bị mất trắng 100%; hơn 510ha hoa màu, gần 5.800ha cây ăn quả và 475ha diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại. Cùng với đó, có hơn 88.200 hộ dân với hơn 353.000 người bị thiếu nước ngọt sinh hoạt… Xâm nhập mặn còn kéo theo tình trạngcác bệnh viện, khu công nghiệp, khách sạn bị ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động do thiếu nước ngọt. Thiệt hại do xâm mặn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp ở thời điểm hiện tại mà sẽ tiếp tụcảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ lúa hè thu năm sau; ngay cả nước uống cho đàn bò hơn 150.000 con cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trở về với câu chuyện trên cánh đồng ấp Tân Phước, bấy giờ, nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm, bà con gọi nhau tề tựu ra đồng mỗi lúc một đông. Tổng Bí thư ân cần trò chuyện, thăm hỏi từng người. Hướng ánh mắt về phía người phụ nữ tay dắt con thơ, Tổng Bí thư hỏi:

- Nhà cháu có mấy người? Đất đai nhiễm mặn không thể canh tác thế này, liệu gia đình có đủ gạo ăn không?

Nghe Tổng Bí thư hỏi, chị Nguyễn Thị Tho không kìm được xúc động, chân chất trả lời:

- Dạ thưa bác, nhà cháu không đủ gạo ăn! Cháu có hai con nhỏ nên gia đình thật sự gặp khó khăn bác ạ!

Nghe vậy, Tổng Bí thư lặng đi một lúc lâu, rồi nói tiếp:

- Cố gắng cháu ạ! Cố gắng bà con nhé! Cố gắng để vượt qua khó khăn này. Trung ương sẽ cùng với địa phương có những giải pháp, chính sách cần kíp, kịp thời giúp đỡ bà con trong thời điểm này. Trung ương sẽ đồng hành cùng bà con nhân dân.

Cái bắt tay đặc biệt

Gặp gỡ nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều chủ động bắt tay thăm hỏi từng người. Khi gặp anh Mai Tấn Minh (ấp Tân Phước), Tổng Bí thư chủ động đưa tay bắt thì nhận thấy thái độ ái ngại của người nông dân này. Anh Minh khẽ xòe bàn tay dính đầy bùn đất, rồi lễ phép:

- Dạ thưa bác, tay cháu đang rất bẩn, cháu xin phép...

“Ui chao, thế này thì vấn đề gì” - Tổng Bí thư vui vẻ nói rồi đưa bàn tay nắm chặt lấy bàn tay lấm lem bùn đất của người nông dân.

Cái bắt tay thật lâu khiến những người được chứng kiến không khỏi ấn tượng, xúc động. Mọi người như thể đều có chung một ý nghĩ: Cái bắt tay là bằng chứng cho tình yêu thương nhân dân hết mực của lãnh đạo Trung ương; là cam kết về việc Trung ương sẽ đồng hành cùng nhân dân chống lại đại nạn xâm nhập mặn trong thời điểm hiện tại.

Cảm nhận được tình cảm của Tổng Bí thư, anh Mai Tấn Minh mạnh dạn đề xuất:

- Kính thưa Tổng Bí thư, chúng tôi đang thật sự rất cần Trung ương vào cuộc quyết liệt hơn, giúp đỡ nông dân có đất canh tác sản xuất. Làm sao để những năm tiếp sau nông dân không còn chịu cảnh thiệt thòi vì tình trạng xâm nhập mặn.

Tổng Bí thư siết chặt hơn bàn tay anh nông dân:

- Dân bị thiệt thòi thì Nhà nước cũng bị thiệt hại. Dân không sản xuất được thì kinh tế đất nước cũng không thể phát triển. Trung ương đã và đang có nhiều giải pháp cả trước mắt lẫn lâu dài để giúp nông dân, giúp địa phương chống xâm nhập mặn hiệu quả.

Và rồi, câu chuyện cứ thế tiếp diễn. Tổng Bí thư phân tích cho mọi người hiểu rõ hơnnhững công việc mà bản thân phải thực hiện để góp phần chống xâm nhập mặn; chỉ ra hàng loạt đầu việc mà Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm thực hiện trước quần chúng nhân dân. Nghe Tổng Bí thư phân tích, bà con nông dân rất thấm thía, phấn khởi. Họ tin tưởng vào những chủ trương sắp tới của Trung ương; tin tưởng vào tình cảm, trách nhiệm của người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta.

Tại buổi làm việc với đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre cũng như khi trò chuyện với lãnh đạo địa phương, Tổng Bí thư luôn yêu cầu địa phương phải tiếp tục đẩy mạnh việc khảo sát, nắm chắc tình hình xâm nhập mặn; xác định công tác phòng chống hạn, mặn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong năm 2016 và những năm tiếp theo, với quan điểm là không để người dân thiếu nước ngọt và hạn chế thấp nhất thiệt hại của nhân dân.

Tổng Bí thư hoan nghênh chủ trương của Tỉnh ủy Bến Tre là giảm bớt các cuộc hội họp để tập trung đi kiểm tra, chỉ đạo và huy động cả hệ thống chính trị cùng nhân dân thực hiện phòng chống hạn, mặn; đồng thời đề nghị địa phương tiếp tục tăng cường công tác quan trắc, nạo vét kênh mương, gia cố bờ bao, kiểm tra và sửa chữa các cống ngăn mặn, triển khai đắp đập để trữ nước ngọt; đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất; hướng dẫn nhân dân tiết kiệm nước, khai thác nguồn nước một cách hợp lý...

Chia tay mảnh đất Bến Tre giàu lòng mến khách, đi trên đường cao tốc thênh thang, ngắm nhìn những cánh đồng lúa rộng bao la đang bị xâm nhập mặn nghiêm trọng khiến ai cũng không khỏi chạnh lòng. Thế nhưng, đâu đó trong ý nghĩ, mỗi chúng tôi đều vẹn đầy mộtniềm tin tưởng: Rồi đây, những chủ trương của Trung ương sẽ mau chóng được cụ thể hóa ở cơ sở để đẩy lùi đại nạn xâm nhập mặn. Rồi đây, những cánh đồng lúa bạt ngàn sẽ lại trĩu nặng hạt, để Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giữ vững danh hiệu là vựa lúa lớn nhất Việt Nam.

Bài và ảnh: NGUYỄN TẤN TUÂN/Báo Quân đội nhân dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất