Thứ Tư, 2/10/2024
Đời sống
Thứ Hai, 4/7/2011 13:7'(GMT+7)

Cộng đồng Việt ở đảo quốc Vanuatu: Luôn hướng về đất tổ

Đài tưởng niệm những người Việt Nam đã sống và qua đời ở Vanuatu

Đài tưởng niệm những người Việt Nam đã sống và qua đời ở Vanuatu

Những người Việt sinh sống ở đây chủ yếu là người gốc Tuyên Quang, Hải Phòng, Ninh Bình và Nam Định. Còn Santo, nơi từng mệnh danh là thành phố của người Việt bởi do chính người Việt xây dựng, kiến thiết, nay còn không quá 30 người. Chứng nhân còn sót lại của dòng người chân đăng ở Santo chỉ duy nhất một phụ nữ thuộc thế hệ chân đăng thứ hai. Đó là bà Nguyễn Thị Lộc, năm nay đã 65 tuổi, chủ một trang trại rộng 12 ha. Dù sống gần 50 năm với người bản địa, song vốn tiếng Việt của bà Lộc thật đáng nể khi bà vẫn đọc, hát, nói tiếng Việt rất sõi. Bà cho biết: "Tôi học tiếng Việt ở trường hồi nhỏ, học kỹ thì nó ngấm vào người, làm sao quên?”. Cũng tại Port-Villa, người Việt chủ yếu kinh doanh buôn bán, khoảng 15 gia đình làm các nghề như mở công ty địa ốc, nhà hàng, dịch vụ internet, thầu xây dựng. Có những người nắm chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị các đảng phái, có tác động lớn đến tình hình kinh tế, cũng như những đóng góp cho quá trình độc lập và phát triển của Vanuatu. Cụ bà Đinh Tích – nay bước sang tuổi 90, với đại gia đình có 13 người con, 71 cháu chắt hiện đang sống tại Port-Villa. Vào ngày lễ độc lập 30-7 năm trước, cụ Tích còn được Tổng thống Cộng hoà Vanuatu trao tấm huân chương "Vì sự nghiệp dân tộc”. Riêng ở làng Mission gần Santo có một đài kỷ niệm dành cho người Việt đã qua đời (giai đọan 1954 – 2004) với 80 tấm bảng tên của những người quá cố. Những người chăm sóc đài kỷ niệm là các cư dân bản địa, chị Rita Carlot tâm sự: "Cứ vào mỗi thứ tư hàng tuần, chúng tôi tổ chức bà con trong làng, đi quét dọn, trồng cây, thắp hương, ôn lại những kỷ niệm đẹp về họ. Vì người Việt với chúng tôi bấy nay vẫn là bạn, dù họ mất đi rồi nhưng vẫn mãi là bạn của chúng tôi”.

Những thế hệ người Việt sau này ở lại sinh sống, lập nghiệp tại Vanuatu cũng là một phần quan trọng của vùng đất đảo. Đáng chú ý, từ năm 2001, Hội Ái hữu Việt Nam tại Vanuatu (và Tân Caledonia) đã chính thức thành lập và là tổ chức nòng cốt tập hợp cộng đồng người Việt Nam tại đây. Hội đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy sự gắn kết cộng đồng, nâng cao vị thế, vai trò của cộng đồng trong xã hội, tiếp tục làm ăn thành đạt, ngày càng phát triển. Phần lớn người Việt Nam sống trên đảo quốc này hầu hết đều hướng về Tổ quốc vì lòng yêu nước. Ông Đinh Văn Thân (67 tuổi), kinh doanh ngành vận tải thủy và du lịch, một trong những người giàu có bậc nhất ở Vanuatu chia sẻ: "Tuy sống xa quê hương, đất nước, nhưng tâm hồn tình cảm của bà con chúng tôi vẫn luôn hướng về cội nguồn nên không dễ gì mất gốc, bản sắc văn hoá dân tộc vẫn ở trong trái tim mỗi người. Chúng tôi hết sức cố gắng giáo dục con cháu những phong tục quý báu của nền văn hoá Việt Nam mà cha ông thế hệ trước đã để lại cho chúng tôi. Hội Ái hữu Việt Nam liên tục duy trì các hoạt động như: mở lớp dạy tiếng Việt, lớp Việt võ đạo... Điệu múa dân gian Việt Nam thường xuyên được duy trì trong những ngày Tết Nguyên đán, lễ Quốc khánh, thường xuyên đọc sách báo từ trong nước gửi qua, tổ chức cho các cháu đón rằm trung thu... với tinh thần luôn hướng về đất nước.

Trung Nguyên/ĐĐk

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất