Thứ Hai, 7/10/2024
Thể thao
Chủ Nhật, 18/4/2010 21:58'(GMT+7)

Cùng đi bộ hưởng ứng ngày vì trẻ em tự kỷ

Hội chứng tự kỷ ( tên khoa học là Autism syndrome in children) là một trong những Hội chứng rối loạn phát triển ở trẻ em (thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời ở trẻ). Trong phân loại của tổ chức y tế thế giới trước đây thì người ta xếp nó vào loại bệnh tâm thần, nhưng ngày nay nó được tách ra như là một Hội chứng rối loạn phát triển. Đây một căn bệnh rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê gần đây nhất (năm 2009), tại Mỹ thì cứ 110 trẻ thì có 1 trẻ em bị mặc chứng bệnh tự kỷ (tỷ lệ 1/110). Đây là một con số giật mình và đáng báo động với những nhà làm công tác xã hội, y tế của Mỹ. Ở Việt Nam hiện nay, căn bệnh này mới chỉ được biết tới trong khoảng 10 năm trở lại đây và đang có chiều hướng gia tăng, tác động lớn tới cộng đồng do sự thiếu hiểu biết và quan tâm đúng mức của xã hội.

Chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về căn bệnh này ở Việt Nam, song số trẻ được chuẩn đoán mắc bệnh tự kỷ tăng vọt một cách bất thường trong những năm gần đây. Theo đại diện bệnh viện nhi TP Hồ Chí Minh cho biết, năm 2003 chỉ có 2 trẻ điều trị tự kỷ, con số này lần lượt là 170 trẻ và 350 trẻ trong năm 2007 và 2008. Còn tại bệnh viện nhi Hà Nội số lượng trẻ phải điều trị “Hội chứng tự kỷ” tăng theo cấp số nhân một cách đáng lo ngại: Năm 2007 là 405 trẻ, năm 2008 là 963 trẻ và năm 2009 là 1752 trẻ. Trong khi đó các bênh nhân “nhí” tự kỷ liên tục được phát hiện và điều trị nhưng có một thực tế là nhận thức của công đồng xã hội về căn bệnh này còn rất hạn chế. Đây chính là một trong số những nguyên nhân khi trẻ tự kỷ không được quan tâm đúng mức sẽ dẫn tới khiếm khuyết sẽ ngày càng nặng nề hơn theo độ tuổi, là gánh nặng cho gia đình và xã hội trong thời gian dài.

Ở nhiều nước trên thế giới có nền y học tiên tiến đã nghiên cứu về căn bệnh này nhưng vẫn chưa có phương thuốc điều trị hữu hiệu nhất (chưa có thuốc chữa bệnh). Liệu pháp đang được áp dụng hiện thời trên thế giới là “can thiệp sớm”: phát hiện và có những biện pháp can thiệp mạnh cả về y tế và giáo dục khi trẻ còn nhỏ. Họ thống nhất phác đồ điều trị trên nhiều khía cạnh nhất là về mặt y tế, khi trẻ có biểu hiện bất thường là đưa ngay trẻ tới bệnh viện đồng thời có sự trao đổi 3 bên giữa gia đình, cơ sở y tế và bệnh nhân để có cách điều trị tốt nhất. Ở Việt Nam điều kiện còn thiếu thốn nên chưa có những phương pháp điều trị hiệu quả trên. Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn đều chỉ ra rằng, chính sự hiểu biết, đồng cảm và sẻ chia của cộng đồng là liều thuốc tốt nhất có thể giúp người mắc bệnh tự kỷ hòa nhập và nâng chất lượng cuộc sống. Từ đó họ có thể có nghề nghiệp, sống tự lập, không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Sáng ngày 18 tháng 4 năm 2010 tại tượng đài Lý Thái Tổ, hồ Hoàn Kiếm, CLB Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội đã bắt tay với kênh TVO2 cùng phối hợp tổ chức lễ “Mít tinh và đi bộ cùng con”. Tới tham dự buổi lễ có đại diện của các cơ quan Bộ, Ban, ngành Chính Phủ: Bộ y tế, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ GD – ĐT, UBND TP Hà Nội…Chương trình còn có sự góp mặt của nghệ sĩ nổi tiếng Trần Đức Hải với tư cách là Đại sứ thiện chí, hơn 400 gia đình có người mắc hội chứng tự kỷ, các tình nguyện viên và cơ quan thông tấn báo đài tới đưa tin. Mục đích mà những người làm chương trình hướng tới nhằm:

Hưởng ứng ngày thế giới nhận biết về chứng tự kỷ 02/04 và ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/04/2010.
Tuyên truyền, tăng cường sự hiểu biết đúng đắn của cộng đồng về Hội chứng tự kỷ ở trẻ em để mọi người sớm phát hiện bệnh lý và có cách điều trị.
Kêu gọi sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng và xã hội dành cho gia đình có người mắc bệnh Hội chứng tự kỷ và người mắc bệnh Hội chứng tự kỷ để những người tự kỷ không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, giúp họ cùng hòa nhập cộng đồng.

Với thông điệp:”Trẻ em tự kỷ đang rất cần được yêu thương, cần vòng tay cộng đồng để cùng hạnh phúc”, chương trình là “chiếc cầu nối” giữa gia đình có người mắc bệnh tự kỷ - những người mắc bệnh tự kỷ và cộng đồng.

Tuấn Anh

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất