Thứ Ba, 17/9/2024
Hoạt động y tế
Thứ Bảy, 5/9/2015 20:31'(GMT+7)

Đã có hơn 1.200 ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội

Diệt lăng quăng/bọ gậy là biện pháp hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Bộ Y tế.

Diệt lăng quăng/bọ gậy là biện pháp hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Bộ Y tế.

 So với cùng kỳ năm 2014 (438 ca), số ca mắc hiện tăng gấp 3 lần. Những tuần gần đây, số ca mắc tăng mạnh. Ghi nhận một số nơi có số ca mắc cao là: Thanh Trì (248 ca), Hoàng Mai (241 ca), Hai Bà Trưng (182 ca), Hà Đông (149 ca)… Đặc biệt, số mắc liên tục gia tăng trong tháng 7 và tháng 8: Tháng 7 có 359 ca, tháng 8 có 633 ca (tăng 49,4%) và tiếp tục có xu hướng tăng cho đến hết tháng 11 tới.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Hà Nội hiện là một trong những địa phương có số mắc sốt xuất huyết tăng mạnh nhất trên cả nước và nguy cơ bùng phát trong những tháng cuối năm rất lớn. Bên cạnh đó, thời tiết năm nay diễn biến thất thường, nóng bức, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển mạnh.

Dự báo trong 4 tháng tới, ông Hoàng Đức Hạnh cho hay, tình hình bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP Hà Nội sẽ diễn biến phức tạp, số mắc có thể tăng cao do năm 2015 là năm chu kỳ của dịch bệnh này. Mặt khác, hoạt động chính của công tác phòng bệnh là vệ sinh môi trường diệt lăng quăng/bọ gậy và phun hóa chất diện rộng đạt hiệu quả chưa cao: Nhiều hộ gia đình từ chối phun hóa chất, không hợp tác với cán bộ y tế (17,6%), số hộ gia đình vắng mặt nhiều (17,7%)… Chỉ có 64% hộ gia đình hợp tác với cán bộ y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi phòng sốt xuất huyết. Đây là khó khăn lớn cản trở công tác phòng chống dịch bệnh này, bởi nếu trong một khu vực mà còn một số hộ không được phun hóa chất diệt muỗi thì muỗi từ những hộ này vẫn sinh sôi nảy nở, bay sang các hộ bên cạnh, lây truyền bệnh nên hiệu quả phun diện rộng không đạt được.

Để đạt được mục tiêu vệ sinh môi trường, diệt bọ gây và phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành tại các hộ gia đình đạt từ 90% trở lên, ngoài sự hợp tác của các hộ dân, cần có sự tham gia tích cực của lãnh đạo chính quyền xã, phường, thị trấn.

Ngoài dịch sốt xuất huyết, từ đầu năm, toàn thành phố cũng ghi nhận 682 ca mắc tay chân miệng, 253 ca sốt phát ban, 14 ca viêm não Nhật Bản, 1 trường hợp tử vong do ho gà, 2 trường hợp tử vong do liên cầu lợn… Trên địa bàn cả nước, số mắc sốt xuất huyết cũng đang gia tăng, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam. Hiện cả nước có hơn 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 50% so với năm 2014, trong đó có 16 trường hợp tử vong).

TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất