Thứ Ba, 24/9/2024
Sức khỏe
Thứ Năm, 27/2/2014 10:20'(GMT+7)

Đăk Nông: Chăm sóc sức khỏe bà con dân tộc thiểu số vùng biên giới

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Tuyên chiến với hủ tục...

Nằm ở nơi có điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế, giao thông đi lại khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số như M’Nông, Tày, Dao, H’Mông, Thái..., Bệnh xá trung đoàn 762 không chỉ làm tốt công tác khám chữa bệnh mà còn thực hiện tốt việc tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Trung úy Vũ Duy Huy, Y sỹ tại bệnh xá chia sẻ: "Tôi công tác ở đây đã được 13 năm. Ngày ấy, đường xá đi lại khó khăn, điện không có, cả đơn vị chỉ có được một chiếc xe máy. Mỗi lần đi xuống cơ sở thì phải đi bộ nếu có đi xe thì xe không có cả phanh. Bệnh xá cái gì cũng thiếu nhưng hủ tục thì không thiếu. Nhiều người dân còn lạc hậu, suy nghĩ tiêu cực. Là nơi được gọi là vùng rốn sốt rét nhưng khi mắc bệnh dân chỉ mời thầy mo về cúng, về làm vía giết gà, giết vịt, giết lợn... giết hết tất cả gia cầm trong nhà để giải trừ con ma; nếu không khỏi, lại tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống, khi bệnh nặng mới chịu lên bệnh xá cấp cứu. Nhiều trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân đến Bệnh xá được kịp thời chuyển lên tuyến tỉnh mới qua khỏi nguy kịch... Chính vì thế mà được dân thương và quý lắm! Mỗi lần dân lên chữa bệnh thường mang chuối, mang xoài lên để cảm ơn mình, không muốn nhận mà đâu có được!"

Còn ông Nguyễn Đoàn Dũng, Trưởng bệnh xá tự hào cho biết: nhờ sự quan tâm của chính quyền, của lãnh đạo Binh đoàn và Bộ quốc phòng, các trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh và cấp cứu ban đầu cơ bản được bảo đảm: gồm có 1 máy siêu âm, 1 máy X-Quang, 1 máy thở ôxy. Cùng với trang thiết bị khá đầy đủ, đội ngũ y bác sĩ chăm sóc tận tình, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và bà con trong vùng.

Giúp bà con ổn định cuộc sống

Bệnh xá chỉ hơn 6 cán bộ, 2 bác sỹ, 1 nữ hộ sinh phải chăm lo sức khỏe ban đầu cho hơn 8.500 người của 2 xã Quảng Trực, xã Quảng Tâm song những y bác sỹ ở đây không những làm tốt công tác khám phòng bệnh, khám chữa bệnh và thắt chặt quan hệ quân-dân.
Các y bác sỹ Bệnh xá thường xuyên đi xuống các bon, các bản tập trung đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền về vấn đề sinh đẻ, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và các đợt đi tẩm màn, phun thuốc muỗi cho đồng bào; nhờ đó bà con các dân tộc thiểu số vùng biên giới huyện Tuy Đức-tỉnh Đắk Nông đã yên tâm ổn định cuộc sống, siêng năng lao động, xây dựng đời sống ngày càng ấm no.

Nữ hộ sinh nguyễn Thị Thanh Nhàn bộc bạch: “Ngoài việc tuyên truyền, vận động để đồng bào biết và hiểu lợi ích mỗi lần mắc bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế để khám và xin thuốc thì công tác vận động phụ nữ có thai đến khám định kỳ và sinh đẻ tại các cơ sở y tế là một công việc hết sức khó khăn và gian nan. Cán bộ đến tận nhà để tuyên truyền nhưng nhiều phụ nữ , thậm chí và chính gia đình họ không muốn đến cơ sở y tế mà muốn sinh đẻ ở nhà vì có bà đỡ... ; đến khi đẻ khó nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con mới đưa lên bệnh xá. May nhờ các bác sỹ kịp thời hỗ trợ "mới mẹ tròn con vuông”. Giờ đồng bào ai cũng ý thức tác hại của tự ý sinh đẻ ở nhà.
Là một sinh viên mới ra trường, y sĩ Pham Văn Hoàng Sắc với lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm của tuổi trẻ tình nguyện lên công tác tại vùng khó khăn này để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào. Sắc tâm sự: thấy được những khó khăn của đồng bào dân tộc vùng biên nên mình muốn góp một sức nho nhỏ giúp đồng bào hiểu hơn về hiệu quả của việc đến Bệnh xá khám, chữa để không còn những trường hợp đáng tiếc xảy ra" ./.

TTXVN
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất