(TG) - Nghiên cứu Bình đẳng giới trong ngành báo chí Việt Nam do Viện Báo chí Fojo -Thuỵ Điển Fojo phối hợp với Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển (MDI) tiến hành vào tháng 9 năm 2017 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn so với tỷ lệ nam trong ngành báo chí. Tuy nhiên, nhiều chính sách và cơ chế trong ngành chưa hướng tới mục tiêu xử lý những vấn đề mà các phóng viên nữ gặp phải.
Một trong những vấn đề đặt ra là làm sao lựa chọn được cán bộ thực tâm, thực tài, làm sao xây dựng được đội ngũ cán bộ thực sự là gốc của những việc tốt, cán bộ xuất sắc để xoay chuyển tình hình, làm sao để không còn điểm đen trong công tác cán bộ. Muốn vậy, theo trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính phải đánh giá cán bộ “đa chiều 360 độ”, với yêu cầu khẩn trương áp dụng. Đó sẽ là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả công vụ.
Ngày 19/5/1946, lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông tin về sự kiện này được đăng trên trang nhất báo Cứu Quốc ngày 18/5/1946 ở bài báo đặc biệt “Cụ Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam”.
Năm nào cũng vậy, càng gần đến kỳ họp Quốc hội thì cử tri cả nước lại càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề nổi cộm của đất nước, trong đó lĩnh vực ngân hàng được nhiều cử tri quan tâm như lãi suất, hỗ trợ vốn cho nông dân, đặc biệt là liên quan đến sổ tiết kiệm bỗng dưng bị “bốc hơi”, ngân hàng 0 đồng…
(TG) - Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng và xác định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”. Qua thực hiện hai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng Đảng, có 10 việc để lại những ấn tượng sâu sắc, hợp ý Đảng, lòng Dân.
Nếu coi công tác cán bộ là gốc của công việc thì để chống chạy chức, chạy quyền cũng rất cần phải chỉnh đốn, phát huy vai trò trước tiên của những cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ, vì đó là “gốc của gốc”, trực tiếp tham mưu cho Đảng.
Từ trước đến nay việc đánh giá cán bộ là một trong những khâu hết sức quan trọng trong công tác cán bộ. Văn kiện Đại hội XII của Đảng ghi rõ phương hướng về công tác cán bộ: “Tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế trong công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; trong đó có quy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy tuổi, chạy bằng cấp....”(1).
Tại phiên thảo luận về công tác cán bộ (CTCB) trong ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 7, khóa XII, câu chuyện làm gì để “có lên có xuống, có vào có ra” được nhiều đại biểu quan tâm; xem đây là một ưu tiên cần đẩy mạnh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng CTCB hiện nay.
Đó là yêu cầu, cũng là mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với các đại biểu dự Hội nghị Trung ương 7, khóa XII. Tổng Bí thư nhấn mạnh: Phải cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào?
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10/1947) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút: “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy huấn luyện cán bộ là cái gốc của Đảng."
Chính sách tiền lương luôn là một vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm, liên quan không chỉ tới đời sống người hưởng lương, bảo hiểm, tuổi hưu, cân đối NSNN và quy mô, chất lượng bộ máy quản lý nhà nước các cấp, mà còn trực tiếp và gián tiếp tạo động lực phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội quốc gia.
Những cám dỗ về lợi ích cá nhân đã làm “mờ mắt” các bị cáo, khiến họ bỏ qua chuẩn mực về tư cách đạo đức của người cán bộ, bất chấp quy định của Nhà nước, sẵn sàng thách thức giới hạn pháp luật...
Tại buổi tiếp xúc, cử tri đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ trong thời gian qua, nhưng nêu yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng tham nhũng để kịp thời ngăn chặn trước khi tham nhũng bùng phát.
Tiền lương sẽ là thu nhập chính, phản ánh đầy đủ thu nhập của người lao động và bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình.
Quy hoạch là yếu tố góp phần quan trọng vào việc quản lý nhà nước nói chung, đời sống kinh tế - xã hội nói riêng. Qua việc quy hoạch có thể nhận biết năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở phạm vi quốc gia cũng như phạm vi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương. Tuy nhiên phải nói rằng bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận đạt được trong thời gian qua, công tác quy hoạch ở Việt Nam vẫn còn một số bất cập, đòi hỏi kịp thời chấn chỉnh.