(TG) - Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân sôi nổi thi đua chào mừng 73 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có bài viết “Quân đội nhân dân Anh hùng của dân tộc Việt Nam Anh hùng."
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2017), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có bài viết "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Kỳ tích từ sức mạnh tổng hợp toàn dân, từ thế trận lòng dân", khắc họa lại, đánh giá tầm vóc, ý nghĩa của sự kiện lịch sử này. TCTG trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, quân và dân ta đã tổ chức những trận đánh quan trọng và giành thắng lợi to lớn, tạo nên bước ngoặt của chiến tranh, làm tăng thế và lực cho ta, đẩy địch vào thế bị động về chiến lược, dẫn tới thất bại hoàn toàn.
Vấn đề tham nhũng và tham nhũng từ hoạch định chính sách đã được Đảng, Nhà nước ta đặt ra và nghiên cứu, tìm cách giải quyết từ lâu. Gần đây, chúng ta có những hành động quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn tình trạng này. Nhằm góp thêm tiếng nói về vấn đề phòng, chống tham nhũng, bài viết tập trung vào một khía cạnh cụ thể là nhận diện các nguy cơ dẫn đến tham nhũng từ quá trình hoạch định chính sách ở nước ta hiện nay.
Năm 2006, với Nghị quyết số 04-NQ/TW (Khóa X) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Đảng ta xác định tham nhũng là “một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước triển khai nhiều hoạt động quyết liệt, minh bạch nhằm phòng, chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương,... và việc khởi tố bị can, tạm giam đối với ông Đinh La Thăng vừa qua là một biểu hiện cụ thể...
Việc tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội; đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương); khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Ðinh La Thăng, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế T.Ư, đại biểu Quốc hội khóa XIV, một lần nữa khẳng định tinh thần kiên quyết, thận trọng, nghiêm minh và đúng mực của Ðảng ta trong xử lý cán bộ sai phạm, bất kể người đó là ai, giữ cương vị, trọng trách gì.
Chiều qua, một loạt quyết định liên quan công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã được các cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước đưa ra: Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.
Thành công vang dội của Tuần lễ cấp cao APEC 2017 vừa qua đã khép lại một Năm APEC Việt Nam đầy sôi động. Là sự kiện đối ngoại quan trọng quy tụ toàn bộ các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, các kết quả của Năm APEC 2017 vừa khơi dậy niềm tự hào dân tộc khi nước ta có cơ hội lớn để đóng góp thiết thực cho tiến trình phát triển của APEC, vừa thể hiện sinh động vai trò, vị thế quốc tế mới của Việt Nam.
Vấn đề xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển đang là chủ đề được cả giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam quan tâm, đề cập từ nhiều hướng tiếp cận. Việc tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước được đánh giá là rất thành công về vấn đề này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, sẽ góp phần làm rõ thêm những khía cạnh thực tế khác nhau và gợi ý mang giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Liên quan đến vụ lộ nguồn đề thi công chức tỉnh Cà Mau hồi giữa năm 2017, Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau vừa có văn bản thông báo chính thức về hình thức kỷ luật đối với tám người liên quan.
Tại hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do Thành ủy TPHCM tổ chức vào ngày 27-11 tại TPHCM, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nhận xét việc Quốc hội thông qua nghị quyết về thí điểm các cơ chế chính sách đặc thù phát triển TPHCM là “sự kiện lịch sử”.
Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ đang đặt ra các yêu cầu và cơ sở lý luận, thực tiễn cho khoa học về đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững đất nước. Gần đây các nhà tâm lý học và xã hội học đang đặt ra vấn đề nghiên cứu về “sáng tạo” trong lãnh đạo, quản lý và lãnh đạo, quản lý sự đổi mới, sáng tạo. Từ đó đã hình thành bộ môn xã hội học đổi mới, sáng tạo với đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ của đổi mới, sáng tạo với con người và xã hội.
Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017 (APEC) được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11-2017. Đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức APEC. Với sự kiện này, Việt Nam cùng các nền kinh tế thành viên đã nỗ lực làm cho năm APEC 2017 ghi đậm dấu ấn của tiến trình phát triển không ngừng của APEC, thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (07-11-1917) dẫn đến sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập dân tộc, giành quyền được sống, được bình đẳng, dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa. Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết ra đời, từng là “thành trì của hòa bình thế giới”, là điểm tựa và có những đóng góp lớn lao, đồng thời cứu loài người khỏi thảm họa phát-xít, từ đó hình thành nên hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa với mục tiêu biến những lý tưởng cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười thành hiện thực.
Đối với Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười mãi là niềm tự hào. Mỗi lần kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười là một dịp để Đảng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về những bài học lớn có tính chất phổ biến của Cách mạng Tháng Mười, cổ vũ phong trào quần chúng cách mạng, củng cố niềm tin vào Chủ nghĩa Mác - Lênin và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.