(TG)-Trên mảnh đất lắng hồn núi sông ngàn năm, lịch sử đã hun đúc truyền thống văn hiến, anh hùng và bao lần trào dâng cảm xúc hào hùng của chiến thắng khải hoàn. Tinh thần ngày Giải phóng Thủ đô cùng với tình yêu Hà Nội thấm đẫm trong mỗi người dân luôn giúp Ðảng bộ và nhân dân Hà Nội vượt qua khó khăn, cùng đoàn kết, góp sức xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với niềm tin yêu của cả nước.
Chiến lược phát triển nông nghiệp xanh ở nước ta đã được đề cập đến trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, nền nông nghiệp trong thời gian tới sẽ phải chú trọng đến yếu tố bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để hướng tới sự phát triển bền vững.
(TG) - Vấn đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng và xã hội đã có quá trình lịch sử liên tục, lâu dài. Tại Lễ truy điệu Người, trong Điếu văn Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Duẩn đọc, đã khẳng định “suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch”; và những năm sau đó, khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” với yêu cầu học tập và làm theo gương Bác đã được toàn Đảng, toàn dân nêu cao thực hiện.
(TG)- Là gương mặt tiêu biểu của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, là nhân vật tạo nên cái “gạch nối” lịch sử gắn kết phong trào yêu nước của các chiến sĩ Duy tân với phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cuộc đời Cụ Huỳnh là tấm gương sáng ngời về truyền thống hiếu học, nếp sống thanh cao, giản dị, không cầu danh lợi, trọng nghĩa, trọng tình, trọng chí lớn. Đó là một cuộc đời trí thức đã dùng văn chương, báo chí để tỏ lòng mình, chống lại cái hủ lậu, cổ động cho cái mới mẻ, phục vụ đồng bào, dùng nó để giáo dục, cảnh tỉnh đồng bào đồng thời tố cáo kẻ thù... Tư tưởng và hành động của cụ hòa đồng một cách sâu sắc trong các trước tác, trong cả nếp sống giản dị, nghiêm cẩn với mình, với người, với công việc của quốc gia.
(TG)- Nhân dịp khai giảng năm học 2016-2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi Thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất. TG xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc mừng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang:
(TG) - Đại hội XII của Đảng (1-2016) đã tổng kết 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Thành công nổi bật là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với xây dựng Nhà nước pháp quyền, kết hợp đúng đắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Tuy vậy, Đại hội XII cũng thẳng thắn cho rằng: “Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế, năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ”(5).
Trên những công trường xây dựng thủy điện tại tỉnh Hà Giang, hàng nghìn cán bộ, công nhân vẫn miệt mài, hăng say lao động trong ba ngày nghỉ Tết Độc lập. Họ tình nguyện ở lại công trường ở tỉnh vùng cao cực bắc vì mục tiêu bảo đảm tiến độ thi công, sớm đưa các nhà máy thủy điện đi vào hoạt động, phát điện chính thức lên lưới điện quốc gia.
Kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tự hào về những thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tự hào về đất nước và dân tộc Việt Nam Anh hùng, mỗi người con đất Việt như được tiếp thêm nghị lực, niềm tin, vững bước trên con đường xây dựng và phát triển đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
(TG) - Đại hội XII quyết định: “Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại? “Sớm” ở đây được hiểu là sớm nhất sau năm 2020 - Đây là một sự điều chỉnh mục tiêu so với Đại hội XI, vừa thể hiện quyết tâm cao vừa thể hiện cách nhìn thực tế hơn đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
(TG)- 71 năm đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, song âm hưởng hào hùng, trường tồn cùng lịch sử của Tuyên ngôn vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị dân tộc và thời đại. Từ mùa thu năm 1945, bản Tuyên ngôn đó là mốc son mở ra một thời đại mới trong lịch sử hào hùng của dân tộc; đã tạo lý, tạo thế và góp phần tạo ra lực lượng đồng tình, ủng hộ rộng rãi ở trong nước và trên thế giới đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Càng gần đến năm học mới, vấn đề học phí càng được xã hội quan tâm.
(TG)- 71 năm trôi qua, nhưng đại đoàn kết toàn dân tộc và vận dụng bài học lịch sử đó trong những giai đoạn cách mạng tiếp theo luôn được Đảng ta coi là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đại đoàn kết toàn dân tộc luôn được khơi dậy và phát huy trên tinh thần đặt lợi ích chung của dân tộc, của đất nước và của nhân dân lên trước hết; lấy đó làm cơ sở để xây dựng các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, đối ngoại...
(TG)-Thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - Kỷ nguyên độc lập tự do, bắt đầu một thời đại mới - Thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.
(TG)- Cuốn sách tuyển chọn các bài viết, bài phát biểu của đồng chí Trương Tấn Sang trên cương vị Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2016; thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc và nỗ lực phấn đấu tận dụng mọi cơ hội, vượt qua mọi thách thức, giữ vững những thành quả đã đạt được để tiếp tục thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
(TG)-Ngày 25-7, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban Kế hoạch số 03-KH/TW về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tạp chí trân trọng giới thiệu toàn văn bản Kế hoạch.