Thứ Bảy, 12/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Chủ Nhật, 1/6/2014 18:9'(GMT+7)

Đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng- một hướng đi đúng ở đảng bộ quận 6 TP Hồ Chí Minh

1. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin hiện nay đang phát triển như vũ bảo. Cùng với nó là sự phát triển nhanh chóng, phong phú và đa dạng của nhiều phương thức  thông tin. Đối tượng tiếp nhận thông tin trước đây chủ yếu qua phương thức  tuyên  truyền trên báo chí: báo nói, báo hình, báo in và qua phương thức tuyê  truyền miệng: hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên. Tính cập nhật thông tin của phương thức truyền thống trước đây bị hạn chế rất nhiều bởi không gian, thời gian. Nhưng ngày nay, đối tượng tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn thông tin theo phương thức hiện đại: báo mạng điện tử, blog, facebook…Với những tiện ích đặc thù, lợi thế từ các ứng dụng của internet, việc cung cấp thông tin hiện nay ngày càng có ưu thế vượt trội, đặt biệt là tốc độ truyền  tin, số lượng thông tin tham chiếu, dung lương lưu trữ… gấp nhiều lần so với phương thức  truyền thông trước  đây.

Ở nước ta hiện nay, với sự phong phú, đa dạng, đa chiều của thông tin đã, đang và đặt ra cho công tác  tư tưởng nói chung và công tác tuyên  truyền miệng nói riêng đan xen cả cơ hội và thách thức lớn. Những người làm công tác tư tưởng có cơ hội tiếp cận với sự phong phú, đa dạng của thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng. Nhưng từ bản thân mặt trái của phương thức tuyên truyền hiện đại- mạng internet, công tác tư tưởng cũng phải đối mặt với trạng thái nhiễu thông tin từ quá nhiều nguồn tin. Ngoài các  luồng thông tin chính thống, tích cực, những thông tin xấu độc: phản văn hóa, phản tuyên truyền, bao gồm các thông tin sai trái, thù địch gây tác động ảnh hưởng tiêu cực đến các đối tượng với tư cách là khách thể tiếp nhận thông tin. Thậm chí ở trong những thời điểm, thời gian nhất định các thông tin sai trái, thù địch trên mạng internet đã tác động lớn, dẫn đến trạng thái phân tâm, lo lắng trong xã hội. Vậy trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, làm  thế nào để vừa tận dụng những cơ hội, vừa hạn chế tối đa từ tác động của các mặt trái, tiêu cực từ các thông tin xấu độc trên mạng iternet? Rõ ràng rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, có nhiều thông tin khó có thể tuyên truyền, giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là những vấn đề nhạy cảm về chính trị, vì thế chỉ có thể phát huy tối đa lợi thế đăc thù của công tác tuyên truyền miệng mới có thể làm tốt công tác tư tưởng. Ưu thế của tuyên truyền miệng là sử dụng được mọi lúc, ở mọi nơi, với mọi đối tượng, truyền tải thông tin kịp thời, nhanh nhạy, trực tiếp đến với người nghe nên tuyên truyền miệng tiếp tục được sử dụng, phát huy. Càng xuống đến gần cơ sở thì cường độ và mức độ sử dụng tuyên truyền miệng càng nhiều và đi cùng với nó là việc sử dụng đa dạng các phương pháp tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Mặt khác, trong thời kỳ đổi  mới và đẩy mạnh công  nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với những thuận lợi, công tác tư tưởng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách  thức. Các hệ lụy từ mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang gây ra nhiều vấn đề bức xúc, đó là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; nạn tham nhũng, lãng phí...đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Các thế lực thù địch đã và đang điên cuồng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm mục  tiêu xóa bỏ chế độ XHCN ở nước  ta. Tình  trang khiếu kiện liên  quan đến đất đai, nhất là giải tòa, đền bù giải phóng mặt bằng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phát triển nhanh  chóng của các khu công nghiệp, khu chế xuất diễn ra ngày càng phức tạp, tác động đến sự ổn định chính trị, xã  hội. Trong bối  cảnh đó, để làm tốt  công tác  tư tưởng giải tỏa những vấn đề bức xúc liên quan đến những vụ án lớn về tham nhũng,  hay những điểm nóng liên  quan đến đất đai thì chỉ có phát huy tối đa công tác tuyên truyền miệng mới có thể tuyên truyền,  giải  thích bản  chất vấn đề mới có thể ổn  định tư tưởng, tâm trạng xã hội.

Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền miệng ở  đảng bộ quận  6 thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước  đổi mới, mang lại hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền miệng cũng còn không ít hạn chế, bất cập, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của công tác tư tưởng trong tình hình mới. Chính vì vậy việc lựa  chọn chủ  trương đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng là một hướng đi đúng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác  tư tưởng ở đảng bộ quận 6 thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quận 6 là một quận nội thành nằm về phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh, toàn quận có 14 phường. Dân số 266.044 người, cộng đồng dân cư gồm người Kinh, người Hoa, người Chăm và một số ít người dân tộc khác. Nhân dân quận 6 giàu truyền thống cách mạng và có truyền thống sản xuất, kinh doanh, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ về văn hóa và tinh thần ngày càng cao, quan tâm nhiều đến các vấn đề thời sự - xã hội, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất là các vấn đề có tác động đến điều kiện sản xuất, kinh doanh làm ăn buôn bán. Đảng bộ Quận 6 có 4543 đảng viên đang sinh hoạt tại 42 cơ sở đảng bao gồm 20 Đảng bộ và 22 Chi bộ cơ sở. Đảng viên Đảng bộ quận 6 tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của nhà nước, thể hiện sự kiên định và ý thức gương mẫu, tự giác rèn luyện đạo đức lối sống. Cùng với nhiều sự kiện chính trị nổi bật trong thời gian vừa qua, nhu cầu được thông tin thời sự kịp thời của cán bộ, đảng viên tăng lên.

Quận ủy quận 6 qua các thời kỳ đều thể hiện sự  quan tâm đặc biệt và coi trọng chỉ đạo, làm  tốt công tác tư tưởng. Trong đó, Quận ủy đã luôn luôn quan tâm chỉ đạo công tác   tuyên  truyền miệng. Đã tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư (khóa X), đánh giá toàn diện về chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên tại quận. Đã rút ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, đưa ra phương hướng tiếp tục thực hiện các biện pháp lãnh đạo công tác tuyên truyền miệng ngày càng hiệu quả đáp ứng yêu cầu giữ vững trận địa tư tưởng.

Hiện nay, Báo cáo viên Quận có 30 đồng chí, trong đó 100% có trình độ đại học, có 29 đồng chí trình độ chính trị là cử nhân và cao cấp chiếm tỷ lệ  96,66%, hoạt động tích cực, tâm huyết.

Từ năm 2007 đến nay, quận 6 đã tổ chức 1.045 cuộc tuyên truyền miệng thu hút sự tham dự của 85.447 lượt đảng viên và 65.799 đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân.

Thực hiện chủ trương lãnh đạo của Quận ủy quận 6 đưa đường lối, chủ trương của Đảng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhanh chóng, kịp thời đi vào cuộc sống, đội ngũ báo cáo viên quận luôn nỗ lực tìm tòi đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trong rèn luyện kỹ năng thực hành tuyên truyền miệng, hệ thống  báo cáo viên đã  chú trọng một số phuong pháp cơ bản: Một là, tạo ấn tượng ban đầu tốt. Hai là, đổi mới trong rèn luyện kỷ năng diễn đạt của báo cáo viên. Ba là, đổi mới cách thức kết luận, định hướng tư tưởng. Bốn là, đổi mới trong công tác tổ chức phục vụ và sử dụng các phương tiện hổ trợ cho hoạt động tuyên truyền miệng.

Tuy nhiên trong việc đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng ở quận 6 thành phố Hồ Chí Minh cũng đang đạt ra một số vấn đề cần giải quyết thấu đáo. Đó là:

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng với nhận thức hạn chế, thiếu quan tâm đến công tác tuyên truyền miệng của một số cấp ủy cơ sở.

Tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất của công tác tư tưởng của Đảng. Đối tuongj của công tác tuyên truyền miệng là cán bộ, đảng viên, nhân dân ỏ địa phuong, co sỏ. Tuy nhiên, có một thục tế hiện nay là không ít cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo trẻ chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng, chưa thật sự quan tâm lãnh đạo đổi mới công tác tuyên truyền miệng. Không ít cán bộ lãnh đạo cấp phường còn ngán ngại, chưa tích cực thể hiện hết vai trò báo cáo viên của mình, cá biệt có đồng chí thường mời báo cáo viên cấp trên đến báo cáo hoặc còn coi đây là nhiệm vụ của cán bộ tuyên giáo.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường đối thoại trong hoạt động tuyên truyền miệng với lực lượng báo cáo viên còn hạn chế về kỹ năng và nghiệp vụ. Thực tế tại quận 6 hiện nay không  ít báo cáo viên chưa thực sự tự tin sử dụng phương pháp đối thoại, nhất là với các nội dung tuyên truyền miệng mình không chuyên sâu. Phương pháp thường áp dụng là cố gắng chuyển tử phương pháp thuyết trình dần chuyển sang phương pháp đối thoại có kiểm soát, nhưng thời lượng đối thoại không nhiều. Phương pháp tọa đàm cũng thường được tổ chức nhưng phần lớn thời gian dành cho các đối tượng có gợi ý phát biểu, các ý kiến phát biểu trao đổi ngoài dự kiến không nhiều.

Đối với các cán bộ lãnh đạo trẻ kiêm thêm nhiệm vụ báo cáo viên, trong việc trực tiếp đối thoại với nhân dân để giải quyết những nguyện vọng, yêu cầu hàng ngày của nhân dân thì thực hiện rất tốt, rất tự tin. Nhưng đối thoại trong thực hiện một buổi tuyên truyền miệng về các Nghị quyết, các chuyên đề không thường ít tự tin. Xuất phát từ việc chưa nắm vững kỹ năng và quy trình chuẩn bị cho đợt tuyên truyền miệng, do kỹ năng chuẩn bị không tốt, nắm vấn đề chưa chắc dẫn đến mất tự tin.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới nội dung tuyên truyền miệng trong tình hình mới với việc chậm đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng.

Nội dung tuyên truyền miệng là yếu tố quan trọng trực tiếp quy định việc lựa chọn phương pháp tuyên truyền miệng. Ngày nay, nội dung thông tin sử dụng cho hoạt động tuyên truyền miệng của Đảng cần được chọn lọc, có sự phân tích, lý giải, bình luận sâu sắc, không chỉ bao hàm những vấn đề thời sự chính trị như trước đây, mà còn phải tập trung cho vấn đề phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, vấn đề phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và các vấn đề xã hội đang bức xúc khác.

Đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng cần bám sát nội dung cốt lõi, xác định được đối tượng tuyên truyền để thu thập thông tin tin cậy, lựa chọn nội dung bổ trợ cho nội dung chính và lựa chọn phương pháp tuyên truyền miệng phù hợp với từng đối tượng.

Yêu cầu ngày càng cao của việc xây dựng nội dung tuyên truyền miệng bảo đảm đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thực sự khơi dậy những tình cảm, những cảm xúc cách mạng trong đối tượng tuyên truyền, đặc biệt trong thế hệ trẻ đang có sự mâu thuẫn với việc chậm đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng sao cho chuyển tải nội dung một cách thu hút, thuyết phục, cổ vũ hành động cách mạng cao nhất.

Các báo cáo viên tại quận 6 phần lớn là kiêm nhiệm, công việc chính khá nặng nề nên việc đầu tư nghiên cứu các tư liệu được cung cấp cũng còn hạn chế. Quận ủy cũng nhận thấy và có chủ trương phân công từng nhóm báo cáo viên phụ trách từng lĩnh vực gần với lĩnh vực đang công tác để tạo điều kiện nghiên cứu chuyên sâu. Một số báo cáo viên đã có từng bước đầu tư, nội dung ngày càng phong phú, học hỏi kinh nghiệm sáng tạo các phương pháp tuyên truyền miệng bước đầu được đánh giá tốt. Ban Tuyên giáo quận ủy đã thực hiện biên soạn đề cương tuyên truyền, định hướng nội dung tuyên truyền miệng, hướng dẫn các tài liệu tham khảo giúp các báo cáo viên tiết kiệm thời gian để đầu tư cho nghiên cứu và lựa chọn phương pháp tuyên truyền miệng phù hợp.

Đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng là một kỹ năng khó, không có nhiều bài giảng hướng dẫn, đòi hỏi báo cáo viên vừa có năng khiếu, vừa chịu khó nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm thực tế của những người đi trước do vậy việc đổi mới thường chậm. Việc ứng dụng các phương tiện tin học hổ trợ, chất lượng các thiết bị âm thanh ngày càng hiện đại đã góp phần đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng tại quận 6 một cách căn bản, đáp ứng yêu cầu chuyển tải đầy đủ nội dung tuyên truyền đến từng đôi tượng, tuy nhiên việc đổi mới vẫn luôn chậm.

Thứ tư, mâu thuẫn giữa yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về năng lực của báo cáo viên, tuyên truyền viên với những bất cập về chế độ, chính sách đối với lực lượng này

Hoạt động tuyên truyền miệng của báo cáo viên, tuyên truyền viên là hoạt động đòi hỏi phải đầu tư cao về tư duy và sức khỏe bền bỉ. Để bám sát yêu cầu thực tiễn của xã hội và yêu cầu nhiệm vụ chính trị đòi hỏi các báo cáo viên tuyên truyền viên phải thường xuyên trau dồi về năng lực, các kỹ năng. Do vậy rất cần có sự động viên cả về tinh thần lẫn vật chất. Hiện nay kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền miệng còn hạn chế. Chế độ chính sách cho báo cáo viên còn nhiều bất cập, chưa động viên, khuyến khích được đội ngũ cán bộ tuyên truyền miệng đầu tư đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng. Đặc biệt, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ làm báo cáo viên, tuyên truyền viên ở phường hiện nay cần được giải quyết thấu đáo. Mặt dù chế độ bồi dưỡng cho báo cáo viên đã có sự thay đổi, cải thiện, tuy nhiên vẫn chứa tương xứng với hao phi sức lao động và trách nhiệm chính trị của báo cáo viên. Thực trạng cho thấy rằng, chế độ phụ cấp cho đội ngũ báo cáo viên rất ít, thậm chí chưa có đối với tuyên truyền viên. Ngân sách hoạt động của các phường trong việc chi bồi dưỡng cho báo cáo viên, tuyên truyền viên còn hạn hẹp, nhất là kinh phí bồi dưỡng đối với tuyên truyền viên việc thanh quyết toán còn gặp khó khăn.

Việc đề ra chế độ chính sách đối với lực lượng tuyên truyền viên đông đảo ở cơ sở là bất khả thi đối với nguồn ngân sách hoạt động dành cho bộ máy hoạt động hiện nay, nhưng cũng cần có những sự quan tâm chăm sóc về bảo hiểm y tế, kịp thời động viên, khen thưởng, tạo môi trường, không gian để họ thể hiện mình. Sự thiếu quan tâm động viên phần nào đã gây tâm lý không an tâm công tác, nên chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động tuyên truyền miệng.

3. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng ở Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh, Ban  Tuyên giáo quận ủy đã và đang tiếp tục thục hiện tốt một số giải pháp đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng sau đây:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng đối với việc đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng. Đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng phải đảm bảo sao cho nội dung tuyên truyền gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, của từng cơ quan đơn vị. Báo cáo viên muốn đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng phải đi trước một bước, dự báo sớm được tình hình, nghiên cứu, điều tra dư luận xã hội để nắm được yêu cầu của công tác tuyên truyền và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Khi gặp vấn đề chính trị nhạy cảm tác động lớn đến tình hình tư tưởng nhân dân, cán bộ, đảng viên, các cấp ủy và báo cáo viên, tuyên truyền viên cần nắm chắc tình hình, có phương pháp tiếp cận để tuyên truyền miệng khéo léo ổn định tình hình tư tưởng, báo cáo cấp trên, thỉnh thị ý kiến và chuẩn bị cho đợt tuyên truyền sâu rộng khi có được tài liệu thông tin chính. Lãnh đạo đẩy mạnh thông tin hai chiều theo hướng dân chủ hoá và tăng cường đối thoại.

Hai là, tăng cường lãnh đạo tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên. Ban Tuyên giáo quận ủy là cơ quan tham mưu giúp Quận ủy lãnh đạo công tác tuyên truyền của Đảng, phải làm tham mưu tốt một số nhiệm vụ trọng tâm nhu: 1) Kiện toàn đội ngũ báo cáo viên. 2) Điều chỉnh quy chế hoạt động của báo cáo viên, phân công các nhóm báo cáo viên phụ trách các lĩnh vực Chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh để tạo điều kiện cho các báo cáo viên tập trung nghiên cứu gần gũi với lĩnh vực đang công tác. 3) Duy trì định kỳ hàng quý tổ chức hội nghị báo cáo viên. Hội nghị báo cáo viên cần quan tâm đến nhu cầu trao đổi thông tin của báo cáo viên và các định hướng của Đảng, của quận ủy. 4) Chỉ đạo và hướng dẫn tổ tuyên giáo 14 phường thực hiện tốt việc tham mưu cho cấp ủy quan tâm nhiều hơn đến việc tổ chức và hoạt động của lực lượng tuyên truyền viên. 5) Đổi  mói quy trình cung cấp tài liệu, tư liệu tham khảo thường xuyên cho báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Ba là, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ làm cơ sở đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng. Việc đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng có mối quan hệ chặc chẽ với năng lực của báo cáo viên tuyên truyền viên. Các báo cáo viên, tuyên truyền viên cần tiếp tục rèn luyện các kỹ năng:

- Rèn luyện tinh thần độc lập suy nghĩ, có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình, sẵn sàng với công việc được giao. Cần phải có sự cần cù, sâu sắc, khoa học, sáng tạo trong nghiên cứu, xử lý thông tin. Nội dung tuyên truyền phải có căn cứ số liệu, tư liệu, sự kiện rõ ràng, khắc phục lối tuyên truyền đại khái, xa rời thực tế.

- Dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu tài liệu được cung cấp và tham gia đầy đủ các hội nghị báo cáo viên, các hội nghị thông tin thời sự để cập nhật thông tin thường xuyên.

- Nghiên cứu nắm vững đặc điểm tâm lý, tìm hiểu đối tượng tuyên truyền. Việc lựa chọn phương pháp tuyên truyền miệng được quyết định căn cứ vào đặc điểm đối tượng. Tìm hiểu đối tượng có thể thông qua lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị nơi đối tượng tuyên truyền cư trú hoặc làm việc, có thể thông qua những báo cáo viên đã đến trình bày với đối tượng đó. Làm tốt khâu này sẽ giúp báo cáo viên, tuyên truyền viên có sự chuẩn bị phù hợp và tự tin lựa chọn cách thức, biện pháp tiến hành tuyên truyền miệng.

- Nghiên cứu nắm bắt kịp thời nhu cầu thông tin của đối tượng. Nhu cầu thông tin của đối tượng hết sức đa dạng, tùy theo trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính. Cách phổ biến nhất để nắm bắt được nhu cầu thông tin của đối tượng tuyên truyền là thông qua người đề nghị nội dung tuyên truyền, cấp ủy đảng tại chổ, thông qua kết quả khảo sát dư luận xã hội hoặc trực tiếp trao đổi với các đối tượng. Mỗi nhóm đối tượng có nhu cầu thông tin khác nhau.  Người nghe thường có xu hướng so sánh những thông tin mới với lượng thông tin đã có, trên cơ sở lượng thông tin cũ đã có người nghe có sự tin tưởng hay không tin tưởng vào thông tin mới. Nội dung của buổi tuyên truyền miệng càng phù hợp với nhu cầu thì sẽ tạo sự tin tưởng và thu hút sự tập trung chú ý của người nghe.

- Lựa chọn nội dung tuyên truyền phụ họp đối tượng. Tùy từng đối tượng khác nhau, nội dung chủ đề khác nhau mà lựa chọn phương pháp truyền tải thông tin phù hợp.

- Sử dụng phương pháp tuyên truyền miệng phải phù hợp với từng đối tượng, tránh nói dài nhưng bảo đảm chuyển tải nội dung, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói.

- Rèn luyện kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu tốt, diễn đạt mạch lạc, kết luận ngắn gọn, định hướng chuẩn xác cũng là một kỹ năng cần trao dồi để làm sau khi kết thúc buổi tuyên truyền miệng người nghe nắm đầy đủ nội dung cốt lõi và sẳn sàng hành động.

 - Sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại.

Tóm lại, đề đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng, cần triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Những giải pháp nêu trên là những giải pháp cơ bản, chủ yếu liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền miệng, có vai trò thiết yếu đến đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 6 coi đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng là hướng đi đúng để đổi mới công tác tuyên giáo, đáp úng yêu cầu của công tác  tư tưởng trong tình hình hiện  nay./.

 Huỳnh Ngọc Hải,
Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 6- TP Hồ Chí Minh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất