Thứ Hai, 11/11/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Tư, 18/12/2013 21:37'(GMT+7)

Dự án bảo tồn khu di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long: Nhìn lại một chặng đường hợp tác

Du khách Nhật Bản tham quan trong khu di tích Hoàng thành.

Du khách Nhật Bản tham quan trong khu di tích Hoàng thành.

Những hỗ trợ quý giá

Thành lập từ giữa năm 2007, dự án bảo tồn khu di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long có thời hạn ba năm (2013-2015), với hai đối tác chính của UNESCO là Nhật Bản và UBND TP Hà Nội thực hiện dự án, dưới sự điều phối của UNESCO. Dự án tiếp nhận nguồn tài chính 1 triệu USD từ Quỹ tín thác UNESCO/Nhật Bản. Đối tượng đầu tư là Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội bao gồm di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu Thành cổ Hà Nội.

Viện nghiên cứu quốc gia về tài sản văn hóa Tokyo là đơn vị của Nhật Bản trực tiếp hỗ trợ phía Việt Nam thực hiện các hợp phần của dự án.

Trong ba năm thực hiện, dự án đã hỗ trợ phía Việt Nam nghiên cứu khoa học để đánh giá giá trị của khu di sản, cụ thể là các nghiên cứu khảo cổ học và kiến trúc cổ tại khu khai quật; đề xuất các biện pháp bảo vệ, củng cố các khu đã xuất lộ, xây dựng năng lực cho cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý Việt Nam về lịch sử, khảo cổ đô thị, bảo tồn di tích, quản lý và phát triển di sản.

Một trong những điểm quan trọng của dự án là việc ứng dụng hệ thống bản đồ thông tin địa lý GIS. Hệ thống này cho phép xác định mối quan hệ phụ thuộc và tương tác lẫn nhau của các công trình kiến trúc ở Việt Nam, đồng thời giúp hình dung được phần nào diện mạo kinh thành ngày xưa như thế nào. Hệ thống GIS cũng cho phép so sánh khu di sản với các kinh thành cổ khác của Đông Á và Đông Nam Á, cho thấy bố cục của Hoàng thành rất khác biệt chứ không hề giống.

Đặc tính của khu di sản Hoàng thành Thăng Long là nằm trong khu trung tâm chính trị của Việt Nam, cho nên cần phải xác định phương án bảo tồn thích hợp.

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng rất hữu ích. Các cán bộ của Trung tâm bảo tồn Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt là cán bộ trẻ, được tập huấn về nghiệp vụ khai quật, xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn sau khai quật…

Bà Katherine Muller – Marin nhấn mạnh, những hỗ trợ kịp thời và chuyên sâu của Nhật Bản rất quan trọng trong việc giúp Việt Nam thực hiện những cam kết với UNESCO khi xây dựng hồ sơ đưa Hoàng thành vào danh sách Di sản văn hóa thế giới. Dự án càng trở nên có ý nghĩa hơn khi khép lại vào cuối năm 2013, đúng dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.

Mở ra những cơ hội hợp tác mới

Tuy nhiên, như lời bà Katherine Muller – Marin cũng như ông Nobuo Kamei (Viện nghiên cứu quốc gia về tài sản văn hóa Tokyo), cần phải tiếp tục nghiên cứu những giá trị của dự án. Bà nhấn mạnh: “Tôi tin tưởng rằng dự án đã xây dựng một nền tảng vững chắc cho quá trình hợp tác trong tương lai về bảo tồn và quản lý di sản. Chúng ta cùng hy vọng mối hợp tác này sẽ tiếp tục bền chặt và ngày càng phát triển trong quá trình thực hiện mục tiêu chung vì sự phát triển bền vững”.

Ông Nobuo Kamei chia sẻ: “Chúng tôi được biết, trong thời gian tới chuyên gia hai nước vẫn tiếp tục phối hợp nghiên cứu bảo tồn di vật gỗ đã xuất lộ, bảo tồn di tích kiến trúc và hoàn thiện hệt hống GIS. Chúng tôi kỳ vọng rằng thành quả của dự án sẽ là nền tảng vững chắc cho những nghiên cứu về đô thị cổ của Việt Nam trong tương lai”.

Ít nhất, bên cạnh những thành quả về chuyên môn, dự án cũng đã mang đến những hiệu quả xã hội nhất định.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, qua quá trình thực hiện, dự án đã góp phần quảng bá không nhỏ cho khu di sản Hoàng thành Thăng Long, thu hút thêm đông đảo du khách. Ước tính năm 2013 tính đến nay, Hà Nội đón khoảng 15 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 2,5 triệu lượt khách nước ngoài, số du khách Nhật Bản rất đông, đứng thứ hai trong số các nước. Số lượng khách đến Hoàng thành trong những năm trước đây khoảng 120 – 130 nghìn lượt mỗi năm, nhưng riêng năm 2013 đã tăng lên khoảng 200 nghìn lượt.

Thành công của dự án cũng mở ra cơ hội hợp tác giữa Hà Nội và các thành phố khác trong quản lý và khai thác di sản văn hóa. Bà Bích Ngọc cho biết, cách đây hai tháng, trong chuyến công tác của đoàn UBND TP Hà Nội sang Nhật Bản, lời đề nghị hợp tác của phía Hà Nội với một số thành phố lớn đã được chấp nhận.

Tại buổi lễ tổng kết dự án sáng 18-12, UBND TP Hà Nội đã trao bằng khencho Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu quốc gia về tài sản văn hóa Tokyo. Thành phố cũng trao thưởng cho Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.

Theo NhanDan
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất