Nhu cầu ghép tạng rất lớn
Ngày 21/3, tại buổi lễ vinh danh 403 người đã hiến tạng để thực hiện những cuộc ghép tại 3 bệnh viện Chợ Rẫy, Nhi Đồng 2, bệnh viện Nhân Dân 115, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Sau 23 năm kể từ khi kỹ thuật ghép tạng được thực hiện tại Việt Nam, đến nay số bệnh nhân đã được ghép trên cả nước còn rất khiêm tốn. Hiện mới chỉ có 1.200 trường hợp được ghép thận, 30 trường hợp ghép gan, 10 trường hợp ghép tim và 1 trường hợp ghép thận tụy.”
Với những nỗ lực không ngừng, ngành y tế Việt Nam đã tiếp nhận
những chuyển giao kỹ thuật từ các quốc gia đi trước như Pháp, Hàn Quốc, Đài
Loan… Đến nay, trình độ ghép tạng trong nước không thua kém các quốc gia
khác. Bên cạnh đó, sự ra đời của bộ luật hiến, lấy, ghép mô tạng, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác được Quốc hội thông qua từ năm 2006 đã tạo bước ngoặt
cho ngành ghép tạng Việt Nam. Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia cũng
đã ra đời để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển ngành ghép tạng.
Những tiền đề quan trong cho sự phát triển của kỹ thuật hiện đại
cứu sự sống của những người bị suy tạng đã được chuẩn bị đầy đủ. Nhưng, việc
triển khai đang vấp phải nhiều khó khăn vì thiếu nguồn tạng hiến. Phần lớn những
trường hợp đã được ghép tạng từ trước đến nay đều là do người thân hiến tặng, cả
nước mới chỉ có 28 người hiến tạng chết não.
Việt Nam đang thiếu nghiêm trọng nguồn tạng hiến khiến 8.000
người bị suy thận mạn giai đoạn cuối phải phụ thuộc vào máy chạy thận nhân
tạo; 1.500 người ngày đêm phải vật lộn với đau đớn do suy gan; 6.000 người sống
trong tăm tối do hỏng giác mạc; hàng trăm người chờ ghép tim phổi, tụy tạng.
Hãy hiến tạng để chia
sẻ sự sống với đồng loại
Theo GS Trần Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội tiết niệu,
Thận học,
TPHCM nguồn tạng hiến hiện đang chờ đợi từ người hiến tạng còn sống;
người hiến
tạng chết não; người hiến tạng ngừng tuần hoàn (chết tim, tim ngừng
đập). Những rào cản về văn hóa, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh mạng, sợ
sử dụng
nguồn tạng cho không đúng mục đích… khiến đa số trường hợp đã cho tạng
là
người có quan hệ huyết thống hoặc người thân thích với người được ghép.
Để khảo sát tiềm năng hiến tạng tại TPHCM trong cộng đồng,
GS Trần Ngọc Sinh và các cộng sự đã thực hiện khảo sát kiến thức, thái độ hành
vi về việc hiến tạng của 1.028 người thuộc mọi tầng lớp, tôn giáo. Kết quả cho
thấy, có tới 95,5% đồng ý với quan điểm hiến tạng là một nghĩa cử nhân đạo cao
đẹp. Tỷ lệ đồng ý hiến tạng sau khi chết là 77%; đồng ý hiến tạng người thân
sau chết là 63,8%.
Bộ trưởng Kim Tiến tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân cho người hiến tạng
Khẳng định sự ủng hộ của tôn giáo đối với việc hiến tạng,
ngày 21/3 Linh mục Phan Khắc Từ, Phó chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt
Nam và Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tại TPHCM đã đến dự buổi lễ vinh danh người hiến tạng.
Đồng quan điểm với Linh mục Phan Khắc Từ về mục
đích cứu người trên tinh thần nhân đạo cao cả, Hòa thượng Thích Trí
Quảng nhấn mạnh: “Cho đi một
phần cơ thể mình để cứu đồng loại là sự chia sẻ không gì có thể so sánh
được bởi
đó là chia sẻ sự sống. Hiến tạng khẳng định lòng từ bi bác ái của con
người, ngay
cả lúc đã nhắm mắt xuôi tay tâm hồn của người hiến tạng cũng sẽ thanh
thản,
siêu thoát. Tôi tự nguyện xin làm thành viên vận động hiến tạng và mong
đồng
bào, Phật tử hãy đăng ký hiến tạng để chia sẻ sự sống với đồng loại”.
Trước khó khăn kỹ thuật ghép tạng đang gặp phải do thiếu nguồn
tạng ghép, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị các cơ quan ban ngành,
tổ chức tôn giáo… cùng chung tay với ngành y tế làm công tác tư tưởng để người
dân hiểu về tinh thần nhân văn, tầm quan trọng của nguồn tạng hiến đối với sự sống
từ đó vận động cộng đồng tham gia hiến tạng cứu người.
Bộ trưởng Kim Tiến cam kết, Bộ sẽ hỗ trợ hành lang pháp lý,
hỗ trợ vật chất, kỹ thuật, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển kỹ thuật của
ngành ghép tạng Việt Nam. Bên cạnh đó, bộ trưởng yêu cầu, các đơn vị thực hiện
ghép tạng cần tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá những rủi ro xảy ra trong quá
trình ghép và sau ghép để khắc phục những nhược điểm, ngày càng hoàn thiện kỹ
thuật ghép tạng./.
Theo dantri