Thứ Ba, 24/9/2024
Dân số, gia đình, trẻ em
Thứ Sáu, 22/5/2009 15:57'(GMT+7)

Gia đình là tế bào của xã hội

Bởi lẽ, gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có yên ấm hoà thuận thì xã hội mới lành mạnh. Vấn đề gia đình đã thành vấn đề quốc tế. Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 15-5 (1994) làm ngày Quốc tế gia đình. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh: “Chúng ta quay trở lại những yếu tố cơ bản của xã hội loài người nhằm hướng đến một chương trình rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn cho công bằng xã hội''. Ý kiến này thực sự đáng lưu ý đối với mọi người, mọi ngành, mọi giới quan tâm đến gia đình. Nhiều hội nghị trên thế giới đã được tổ chức như: Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển, hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội, Hội nghị thế giới về phụ nữ. . . đều đặt vấn đề gia đình trong chương trình nghị sự: vai trò, quyền lợi, thành phần và cấu trúc gia đình. Tại các diễn đàn quốc tế, những vấn đề cụ thể trong gia đình được thảo luận, đó là: quyền sinh sản và sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, quan hệ về giới tính, bệnh lây theo đường quan hệ sinh lý và bệnh AIDS, người và vị tuổi thành niên. . . ở mỗi vấn đề, người ta quan tâm tới tư duy và hành động. Các chính phủ, các tổ chức và những thành viên trong gia đình nhất định sẽ tìm được con đường đi và những biện pháp để bảo vệ và nâng cao gia đình như ý muốn của toàn nhân loại. Cùng với chủ trương của Liên Hợp Quốc, nhiều nhà nghiên cứu của các ngành khoa học và những sáng chế phát minh đã đóng góp to lớn, giúp cho nền tảng của gia đình tránh khỏi xói mòn, xuống cấp, tan vỡ. ở nứơc ta có thể nói, chưa bao giờ vấn đề gia đình được suy nghĩ trao đổi, được thực hành sôi nổi trong mấy chục năm trở lại đây. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã chính thức đặt gia đình vào tầm quan trọng của chiến lược quốc gia. Gia đình được nhắc nhở trong các nghị quyết của Đại hội Đảng, của Quốc hội và được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Ban Bí thư Trung ương Đảng gửi thư kêu gọi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ngành Văn hoá phát động phong trào rộng rãi xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hoá. Các đoàn thể (nhất là Hội phụ nữ, Công đoàn. . .) vận động hội viên, đoàn viên tham gia, các Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc được thành lập và hoạt động, những cuộc hội thảo '' ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo'' được tổ chức nêu lên điển hình tiên tiến. Trong lĩnh vực Thông tin và truyền thông nhiều tạp chí truyền hình trung ương và địa phương, những báo viết, chuyên san của các đoàn thể có chuyên mục về gia đình. Khẩu hiệu '' Tiên học lễ'' được kẻ khung cỡ lớn ở các trường học. Đã nhiều năm, những loại sách luân lý giáo khoa như bị bỏ quên, nay đựơc biên soạn và in lại. Những công trình nghiên cứu cấp nhà nước về đề tài gia đình được cấp kinh phí dành thời gian thích đáng đã và sẽ được công bố. Những tác phẩm có nội dung lành mạnh viết về gia đình của một số nhà văn ra mắt bạn đọc. Nạn bạo lực gia đình, tình hình giáo dục gia đình xuống cấp hoặc sự sai lệch của cha mẹ, con cái, anh em ở nơi này nơi khác được thông tin kịp thời để nhắc nhở mọi người không thể thờ ơ với những thực tế đáng buồn, đáng trách. Một hiện tượng đáng được chú ý là những năm gần đây khuynh hướng Trở về nguồn rất sôi động. Trong tâm trí, biết bao người muốn trở lai gia tộc, với phong tục tập quán tốt đẹp cũ: Tìm lại mồ mả của người thân (trong đó có người bị nạn thời chiến tranh) lập lai nhà thờ họ, viết lại gia phả, đi tìm và xác lập mối liên hệ với những chi trong dòng họ đã lâu không giao tiếp với nhau. Đó là những việc làm thiết thực và chính đáng. Song, trong quá trình Trở về nguồn đã nảy sinh những tiêu cực như: đốt nhiều vàng mã, cầu cúng , ngồi đồng, xóc thẻ... chuyện tang ma, cưới xin có những trò lễ nhạt không hợp thời, ăn uống linh đình lãng phí thời gian và tiền của. Mặt trái của cơ chế thị trường làm nảy nở những hiện tượng xã hội khác mà cả nhà nước, gia đình và xã hội phải lo toan ngăn ngừa: Ma tuý, bệnh ‘ết”, sách báo, phim ảnh trụy lạc nhập lậu, đồ chơi trẻ em bóng bẩy hấp dẫn mà phản giáo dục. Những hiện tượng đó công phá gia đình vô cùng nguy hiểm. Ngày 28-6 được Chính phủ quyết định làm ngày gia đình Việt Nam và bộ luật chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua mới đây thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với gia đình. Chúng ta tiếp tục và bền bỉ hưởng ứng cuộc vận động '' Toàn dân đoàn kết xây dưng cuộc sống mói khu dân cư'' thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá - tổ ấm của mỗi thành viên./.

Quỳnh Nga, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất